Chuyện đặt tên sân bay
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: Chuyện đặt tên sân bay
Tên của huyền thoại nhạc Jazz Louis Armstrong đã có một sân bay sử dụng, giống như trường hợp ca sỹ John Lennon. Giờ đến lượt các hảo thủ bóng đá như George Best cũng được hậu thế vinh danh bằng cách dùng để đặt tên cho phi trường.
Từng có hẳn một chiếc máy bay mang hình ảnh của cựu ngôi sao bóng đá George Best, người vừa qua đời hồi tháng 11 năm ngoái. Tới ngày 22/5 vừa qua, chính quyền thành phố Belfast của Bắc Ireland quyết định đặt lại tên cho sân bay chính tại đây thành George Best để tưởng nhớ người con nổi tiếng của xứ sở.
Truyền thống đặt tên các sân bay theo các tên tuổi nổi tiếng xuất hiện ngay từ những ngày đầu của ngành hàng không thương mại. Mở đầu bằng sự kiện một sân bay ở New York được lấy tên là LaGuardia vào năm 1947, kỷ niệm vị thị trưởng Fiorello LaGuardia có công xây dựng lên công trình này từ những năm 1930.
Di sản văn hoá
Kể từ sự kiện năm 1947 tới nay đã có hơn 50 sân bay chính trên khắp thế giới được sử dụng để tôn vinh các vị nguyên thủ quốc gia, thành viên hoàng gia, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, nhà văn hay những anh hùng cách mạng.
Thông thường thì các sân bay chỉ được đặt tên theo các vĩ nhân đã khuất, nhưng trường hợp sân bay thành phố Gdansk ở Ba Lan mang tên chính trị gia Lech Walesa và sân bay Houston, bang Texas Mỹ mang tên cựu tổng thống George Bush (bố) là những trường hợp đặc biệt.
Chính từ việc các sân bay có vai trò như cửa ngõ của các cộng đồng nơi chúng toạ lạc nên người ta nảy ra ý tưởng sử dụng các nhà ga hàng không này như một cơ hội để tôn vinh tên tuổi những cá nhân vĩ đại nhất của địa phương mình.
Tại châu Âu có nhiều thành phố chú trọng đề cao những di sản văn hoá gắn liền với các vĩ nhân như Saint-Exupery ở Lyon, Pháp (ông là cha đẻ của tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi Hoàng tử bé), nhà soạn nhạc Frederic Chopin ở Warsaw (Ba Lan), Leonardo Da Vinci ở Rome hay Marco Polo ở thành Venice.
Nhưng cũng có trường hợp được dùng để đặt tên sân bay vốn là anh hùng ở dân tộc này nhưng lại là bạo chúa đối với dân tộc khác.
Đa phần hành khách hạ cánh xuống sân bay quốc tế Mông Cổ đều không có cảm giác gì khác biệt kể từ khi nó được đổi tên thành Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn), chiến binh huyền thoại từng reo rắc nỗi kinh hoàng khắp hai lục địa Á Âu mấy thế kỷ trước.
Nhưng đó là những con người thuộc về lịch sử, còn với các nhân vật chính trị đương đại thì việc đặt tên họ cho các sân bay có thể gây ra tranh cãi. Sự thay đổi liên tục cách gọi sân bay chính ở Nicaragua, quốc gia vùng Trung Mỹ, trong 3 thập kỷ qua là một ví dụ điển hình.
Khi khánh thành vào cuối những năm 1960 nó mang tên sân bay quốc tế Las Mercedes. Đến những năm 1980 phi trường này được đổi tên để vinh danh thủ lĩnh du kích quân Augusto Sandino, khi nhóm cánh tả Sandinistas lên nắm quyền. Nhưng tới cuối những năm 1990, nó lại mang tên một cái mới là sân bay quốc tế Managua khi Sandinistas thất bại.
Hiện nay chính phủ Nicaragua đề xuất đổi tên thêm một lần nữa cho sân bay thành Ruben Dario, tưởng nhớ thi sĩ vĩ đại nhất của đất nước. Trong khi đó, đảng đối lập đầy uy lực Sandinistas, nhiều khả năng có thể tái đắc cử vào tháng 11 tới, lại chỉ muốn gọi sân bay đó là Sandino như trước đây.
Thay đổi để bản địa hoá
Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi có đề xuất đổi tên sân bay quốc tế Johannesburg thành Oliver Tambo để kỷ niệm vị cựu chủ tịch ANC. Đây là một phần trong chiến dịch mang tính quốc gia, nhằm khiến cho tên các địa danh và công trình xây dựng mang tính chất bản địa hơn.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của ANC đang gặp một số ý kiến phản đối gay gắt. Sân bay này mới được đổi tên từ Jan Smuts, cựu lãnh đạo phong trào của những người Nam Phi gốc Âu, thành Johannesburg hồi giữa những năm 1990.
Lúc đó người ta cho rằng các sân bay ở Nam Phi phải được đặt tên theo danh xưng ở địa phương chứ không phải tên các chính trị gia, nhằm nhận được sự chấp nhận của tất cả phe phái. Do đó, những người chỉ trích việc đổi tên sân bay Johanesburg coi đó chỉ là hành động hao tiền tốn của, gây phiền toái và huỷ hoại tiến trình hoà giải.
Tương tự như vậy là trường hợp ở Ghana, một quốc gia vùng Tây Phi, nơi đang diễn ra cuộc tranh cãi không có hồi kết về việc thay đổi tên gọi sân bay chính đang mang tên thiếu tướng Emmanuel Kotoka.
Kotoka là người cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Kwame Nkrumah, người được coi là cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc ở châu Phi. Các nhà hoạt động chính trị tại đây cho rằng, việc thay đổi tên sân bay "thể hiện hình ảnh lạc quan hơn về nền dân chủ của đất nước".
Trong khi đó tại Mỹ, quyết định lấy tên cựu tổng thống Ronald Reagan đặt cho sân bay quốc gia ở Washington năm 1998 đã gây ra một cuộc cãi vã om sòm. Theo những người có ý kiến chỉ trích, mục đích của việc này chỉ là biến sân bay thành một cái bảng tin chính trị chào đón du khách.
Mặc dù giờ Ronald Reagan đã được người Mỹ đánh giá như là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của họ, nhiều người vẫn từ chối sử dụng tên đầy đủ của sân bay do quan điểm chính trị của riêng mình.
Những anh hùng địa phương
Mark Lieberman, giám đốc một một công ty quảng cáo lớn ở Mỹ cho rằng, các quan chức hãy thận trọng khi lấy tên nguyên thủ và người nổi tiếng đặt cho sân bay.
Ông bày tỏ: "Tôi có thể hiểu tại sao một cộng đồng lại muốn gọi sân bay của mình theo tên tuổi của một ai đó gắn liền với họ. Nhưng vấn đề là ở chỗ là nó có thể không thực tế cho lắm".
Tại Mỹ đang có xu hướng đặt tên các sân bay theo những người da màu nổi tiếng, như huyền thoại nhạc Jazz Louis Armstrong ở New Orleans, lãnh đạo bị ám sát của phong trào nhân quyền Medgar Evers ở Jackson, Mississippi, chánh án toà thượng thẩm Thurgood Marshall ở Baltimore hay thị trưởng Maynard Jackson ở Atlanta.
Theo Mark Lieberman, những cái tên nói trên sẽ tăng cường nhận thức của mọi người về những anh hùng ở địa phương, nhưng chúng cũng có thể tạo ra một bài toán hóc búa nếu xét về khía cạnh tiếp thị. "Những cái tên không nên quá dài", ông bình luận.
Cũng theo doanh nhân này, những cái tên kiểu như sân bay quốc tế Thurgood Marshall Baltimore-Washington khó lòng có thể được sử dụng một cách đầy đủ.
Từng có hẳn một chiếc máy bay mang hình ảnh của cựu ngôi sao bóng đá George Best, người vừa qua đời hồi tháng 11 năm ngoái. Tới ngày 22/5 vừa qua, chính quyền thành phố Belfast của Bắc Ireland quyết định đặt lại tên cho sân bay chính tại đây thành George Best để tưởng nhớ người con nổi tiếng của xứ sở.
Truyền thống đặt tên các sân bay theo các tên tuổi nổi tiếng xuất hiện ngay từ những ngày đầu của ngành hàng không thương mại. Mở đầu bằng sự kiện một sân bay ở New York được lấy tên là LaGuardia vào năm 1947, kỷ niệm vị thị trưởng Fiorello LaGuardia có công xây dựng lên công trình này từ những năm 1930.
Di sản văn hoá
Kể từ sự kiện năm 1947 tới nay đã có hơn 50 sân bay chính trên khắp thế giới được sử dụng để tôn vinh các vị nguyên thủ quốc gia, thành viên hoàng gia, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, nhà văn hay những anh hùng cách mạng.
Thông thường thì các sân bay chỉ được đặt tên theo các vĩ nhân đã khuất, nhưng trường hợp sân bay thành phố Gdansk ở Ba Lan mang tên chính trị gia Lech Walesa và sân bay Houston, bang Texas Mỹ mang tên cựu tổng thống George Bush (bố) là những trường hợp đặc biệt.
Chính từ việc các sân bay có vai trò như cửa ngõ của các cộng đồng nơi chúng toạ lạc nên người ta nảy ra ý tưởng sử dụng các nhà ga hàng không này như một cơ hội để tôn vinh tên tuổi những cá nhân vĩ đại nhất của địa phương mình.
Tại châu Âu có nhiều thành phố chú trọng đề cao những di sản văn hoá gắn liền với các vĩ nhân như Saint-Exupery ở Lyon, Pháp (ông là cha đẻ của tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi Hoàng tử bé), nhà soạn nhạc Frederic Chopin ở Warsaw (Ba Lan), Leonardo Da Vinci ở Rome hay Marco Polo ở thành Venice.
Nhưng cũng có trường hợp được dùng để đặt tên sân bay vốn là anh hùng ở dân tộc này nhưng lại là bạo chúa đối với dân tộc khác.
Đa phần hành khách hạ cánh xuống sân bay quốc tế Mông Cổ đều không có cảm giác gì khác biệt kể từ khi nó được đổi tên thành Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn), chiến binh huyền thoại từng reo rắc nỗi kinh hoàng khắp hai lục địa Á Âu mấy thế kỷ trước.
Nhưng đó là những con người thuộc về lịch sử, còn với các nhân vật chính trị đương đại thì việc đặt tên họ cho các sân bay có thể gây ra tranh cãi. Sự thay đổi liên tục cách gọi sân bay chính ở Nicaragua, quốc gia vùng Trung Mỹ, trong 3 thập kỷ qua là một ví dụ điển hình.
Khi khánh thành vào cuối những năm 1960 nó mang tên sân bay quốc tế Las Mercedes. Đến những năm 1980 phi trường này được đổi tên để vinh danh thủ lĩnh du kích quân Augusto Sandino, khi nhóm cánh tả Sandinistas lên nắm quyền. Nhưng tới cuối những năm 1990, nó lại mang tên một cái mới là sân bay quốc tế Managua khi Sandinistas thất bại.
Hiện nay chính phủ Nicaragua đề xuất đổi tên thêm một lần nữa cho sân bay thành Ruben Dario, tưởng nhớ thi sĩ vĩ đại nhất của đất nước. Trong khi đó, đảng đối lập đầy uy lực Sandinistas, nhiều khả năng có thể tái đắc cử vào tháng 11 tới, lại chỉ muốn gọi sân bay đó là Sandino như trước đây.
Thay đổi để bản địa hoá
Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi có đề xuất đổi tên sân bay quốc tế Johannesburg thành Oliver Tambo để kỷ niệm vị cựu chủ tịch ANC. Đây là một phần trong chiến dịch mang tính quốc gia, nhằm khiến cho tên các địa danh và công trình xây dựng mang tính chất bản địa hơn.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của ANC đang gặp một số ý kiến phản đối gay gắt. Sân bay này mới được đổi tên từ Jan Smuts, cựu lãnh đạo phong trào của những người Nam Phi gốc Âu, thành Johannesburg hồi giữa những năm 1990.
Lúc đó người ta cho rằng các sân bay ở Nam Phi phải được đặt tên theo danh xưng ở địa phương chứ không phải tên các chính trị gia, nhằm nhận được sự chấp nhận của tất cả phe phái. Do đó, những người chỉ trích việc đổi tên sân bay Johanesburg coi đó chỉ là hành động hao tiền tốn của, gây phiền toái và huỷ hoại tiến trình hoà giải.
Tương tự như vậy là trường hợp ở Ghana, một quốc gia vùng Tây Phi, nơi đang diễn ra cuộc tranh cãi không có hồi kết về việc thay đổi tên gọi sân bay chính đang mang tên thiếu tướng Emmanuel Kotoka.
Kotoka là người cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Kwame Nkrumah, người được coi là cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc ở châu Phi. Các nhà hoạt động chính trị tại đây cho rằng, việc thay đổi tên sân bay "thể hiện hình ảnh lạc quan hơn về nền dân chủ của đất nước".
Trong khi đó tại Mỹ, quyết định lấy tên cựu tổng thống Ronald Reagan đặt cho sân bay quốc gia ở Washington năm 1998 đã gây ra một cuộc cãi vã om sòm. Theo những người có ý kiến chỉ trích, mục đích của việc này chỉ là biến sân bay thành một cái bảng tin chính trị chào đón du khách.
Mặc dù giờ Ronald Reagan đã được người Mỹ đánh giá như là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của họ, nhiều người vẫn từ chối sử dụng tên đầy đủ của sân bay do quan điểm chính trị của riêng mình.
Những anh hùng địa phương
Mark Lieberman, giám đốc một một công ty quảng cáo lớn ở Mỹ cho rằng, các quan chức hãy thận trọng khi lấy tên nguyên thủ và người nổi tiếng đặt cho sân bay.
Ông bày tỏ: "Tôi có thể hiểu tại sao một cộng đồng lại muốn gọi sân bay của mình theo tên tuổi của một ai đó gắn liền với họ. Nhưng vấn đề là ở chỗ là nó có thể không thực tế cho lắm".
Tại Mỹ đang có xu hướng đặt tên các sân bay theo những người da màu nổi tiếng, như huyền thoại nhạc Jazz Louis Armstrong ở New Orleans, lãnh đạo bị ám sát của phong trào nhân quyền Medgar Evers ở Jackson, Mississippi, chánh án toà thượng thẩm Thurgood Marshall ở Baltimore hay thị trưởng Maynard Jackson ở Atlanta.
Theo Mark Lieberman, những cái tên nói trên sẽ tăng cường nhận thức của mọi người về những anh hùng ở địa phương, nhưng chúng cũng có thể tạo ra một bài toán hóc búa nếu xét về khía cạnh tiếp thị. "Những cái tên không nên quá dài", ông bình luận.
Cũng theo doanh nhân này, những cái tên kiểu như sân bay quốc tế Thurgood Marshall Baltimore-Washington khó lòng có thể được sử dụng một cách đầy đủ.
Đình Chính (theo BBC)
Chuyện đặt tên sân bay
Frederic Chopin, John Lennon là 2 thiên tài âm nhạc và cũng là tên của 2 sân bay nổi tiếng thế giới. Một sự trùng hợp chăng? Không, đó là sự tôn vinh.
Thêm một nhân vật nổi tiếng nữa vừa được tôn vinh. Đó là huyền thoại bóng đá George Best của Bắc Ireland, người qua đời vào tháng 11/2005 vì những căn bệnh liên quan đến thói rượu chè vô độ. Lúc sinh thời, Best luôn bị phê phán vì có lối sống buông thả nhưng ông vẫn được thừa nhận là một thiên tài của sân cỏ thế giới. Cuối tháng 5 vừa qua, nhà chức trách Bắc Ireland đã chính thức lấy tên ông đặt cho sân bay quốc tế tại thủ phủ Belfast.
Việc lấy tên người nổi tiếng đặt cho sân bay có một lịch sử khá dài. Năm 1947, một sân bay tại thành phố New York của Mỹ đã được đặt tên là LaGuardia, theo tên ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã chủ trương xây sân bay này vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, có tới 50 sân bay lớn trên thế giới đã được đổi tên để tôn vinh các nguyên thủ, thành viên hoàng gia, nghệ sĩ, nhà cách mạng...
Trong số đó có sân bay Liverpool John Lennon tại Liverpool (Anh) và Frederic Chopin tại Warsaw (Ba Lan), hai tên tuổi lớn của nền âm nhạc thế giới. Sân bay chính ở New York là J.F.K, mang tên cựu Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy. Nước Pháp thì tôn vinh tướng Charles de Gaulle bằng một sân bay lớn nhất nhì thế giới ở ngoại ô Paris. Hành khách khi đáp máy bay đến thành phố Lyon của Pháp cũng sẽ biết tới phi trường Saint-Exupéry (theo tên nhà văn Antoine de Saint-Exupéry, tác giả truyện Hoàng tử bé). Người Ý cũng có một sân bay mang tên Leonardo Da Vinci (họa sĩ, kiến trúc sư thiên tài) tại thủ đô Rome và sân bay Marco Polo (thương gia, nhà thám hiểm thế kỷ 13-14) tại thành phố Venice. Còn tại Cuba, sân bay quốc tế ở thủ đô Havana được đặt tên theo người anh hùng dân tộc José Marti.
Thông thường, việc tôn vinh theo cách này chỉ dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều trường hợp phá lệ. Tại Ba Lan, tên của chính trị gia Lech Walesa, thủ lĩnh đảng Đoàn kết, đã được ghép vào tên sân bay Gdansk ở thành phố Gdansk. Một sân bay tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas của Mỹ cũng đã được đổi tên thành George Bush để tôn vinh cựu Tổng thống Bush (Cha). Một cựu tổng thống khác của Mỹ là Ronald Reagan cũng được tôn vinh theo cách tương tự khi ông chưa qua đời.
Sở dĩ người ta thường lấy tên người hùng địa phương để đặt cho sân bay vì sân bay được coi là cửa ngõ của một vùng hoặc một đất nước. Khi đặt chân đến một quốc gia hoặc thành phố nào đó, hành khách có thể hiểu đôi chút về nơi mình đến thông qua tên sân bay. Tuy nhiên, việc làm này đôi khi lại gây ra tranh cãi hoặc phản cảm do có một số nhân vật là anh hùng của dân tộc, quốc gia này trong khi lại bị dân tộc khác, quốc gia khác coi là kẻ thù.
Từ năm ngoái đến nay, những ai có dịp đến Mông Cổ chắc hẳn đã biết tới sân bay quốc tế Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Thành Cát Tư Hãn là một vị tướng tài và cũng là một bạo chúa đã gây ra cảnh chết chóc khắp châu Á và một phần châu Âu hồi thế kỷ 12-13. Thế nên, khi nghe tới tên của sân bay này, chắc hẳn có nhiều người phải một phen rùng mình. Còn tại Mỹ, việc ghép tên của cựu Tổng thống Ronald Reagan vào tên sân bay quốc gia Washington tại tiểu bang Virginia hồi năm 1998 đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nảy lửa. Những người chỉ trích phê phán rằng việc làm này mang mục đích chính trị hơn là tôn vinh ngài Reagan.
Thêm một nhân vật nổi tiếng nữa vừa được tôn vinh. Đó là huyền thoại bóng đá George Best của Bắc Ireland, người qua đời vào tháng 11/2005 vì những căn bệnh liên quan đến thói rượu chè vô độ. Lúc sinh thời, Best luôn bị phê phán vì có lối sống buông thả nhưng ông vẫn được thừa nhận là một thiên tài của sân cỏ thế giới. Cuối tháng 5 vừa qua, nhà chức trách Bắc Ireland đã chính thức lấy tên ông đặt cho sân bay quốc tế tại thủ phủ Belfast.
Việc lấy tên người nổi tiếng đặt cho sân bay có một lịch sử khá dài. Năm 1947, một sân bay tại thành phố New York của Mỹ đã được đặt tên là LaGuardia, theo tên ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã chủ trương xây sân bay này vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, có tới 50 sân bay lớn trên thế giới đã được đổi tên để tôn vinh các nguyên thủ, thành viên hoàng gia, nghệ sĩ, nhà cách mạng...
Trong số đó có sân bay Liverpool John Lennon tại Liverpool (Anh) và Frederic Chopin tại Warsaw (Ba Lan), hai tên tuổi lớn của nền âm nhạc thế giới. Sân bay chính ở New York là J.F.K, mang tên cựu Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy. Nước Pháp thì tôn vinh tướng Charles de Gaulle bằng một sân bay lớn nhất nhì thế giới ở ngoại ô Paris. Hành khách khi đáp máy bay đến thành phố Lyon của Pháp cũng sẽ biết tới phi trường Saint-Exupéry (theo tên nhà văn Antoine de Saint-Exupéry, tác giả truyện Hoàng tử bé). Người Ý cũng có một sân bay mang tên Leonardo Da Vinci (họa sĩ, kiến trúc sư thiên tài) tại thủ đô Rome và sân bay Marco Polo (thương gia, nhà thám hiểm thế kỷ 13-14) tại thành phố Venice. Còn tại Cuba, sân bay quốc tế ở thủ đô Havana được đặt tên theo người anh hùng dân tộc José Marti.
Thông thường, việc tôn vinh theo cách này chỉ dành cho người đã khuất. Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều trường hợp phá lệ. Tại Ba Lan, tên của chính trị gia Lech Walesa, thủ lĩnh đảng Đoàn kết, đã được ghép vào tên sân bay Gdansk ở thành phố Gdansk. Một sân bay tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas của Mỹ cũng đã được đổi tên thành George Bush để tôn vinh cựu Tổng thống Bush (Cha). Một cựu tổng thống khác của Mỹ là Ronald Reagan cũng được tôn vinh theo cách tương tự khi ông chưa qua đời.
Sở dĩ người ta thường lấy tên người hùng địa phương để đặt cho sân bay vì sân bay được coi là cửa ngõ của một vùng hoặc một đất nước. Khi đặt chân đến một quốc gia hoặc thành phố nào đó, hành khách có thể hiểu đôi chút về nơi mình đến thông qua tên sân bay. Tuy nhiên, việc làm này đôi khi lại gây ra tranh cãi hoặc phản cảm do có một số nhân vật là anh hùng của dân tộc, quốc gia này trong khi lại bị dân tộc khác, quốc gia khác coi là kẻ thù.
Từ năm ngoái đến nay, những ai có dịp đến Mông Cổ chắc hẳn đã biết tới sân bay quốc tế Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Thành Cát Tư Hãn là một vị tướng tài và cũng là một bạo chúa đã gây ra cảnh chết chóc khắp châu Á và một phần châu Âu hồi thế kỷ 12-13. Thế nên, khi nghe tới tên của sân bay này, chắc hẳn có nhiều người phải một phen rùng mình. Còn tại Mỹ, việc ghép tên của cựu Tổng thống Ronald Reagan vào tên sân bay quốc gia Washington tại tiểu bang Virginia hồi năm 1998 đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nảy lửa. Những người chỉ trích phê phán rằng việc làm này mang mục đích chính trị hơn là tôn vinh ngài Reagan.
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Ý kiến Hành khách từ 1 chuyến bay của VNA
» Đội tiếp viên hàng không đặc biệt chuyên phục vụ các nhà lãnh đạo Liên Xô
» Chuyên cơ của ứng cử viên TT Mỹ
» Bi hài chuyện đi máy bay giá rẻ
» Trích từ 117 chuyện kể về Bác
» Đội tiếp viên hàng không đặc biệt chuyên phục vụ các nhà lãnh đạo Liên Xô
» Chuyên cơ của ứng cử viên TT Mỹ
» Bi hài chuyện đi máy bay giá rẻ
» Trích từ 117 chuyện kể về Bác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết