Thiếu trầm trọng nhân lực hàng không
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thiếu trầm trọng nhân lực hàng không
Không có thì phải đi thuê
Tổng Giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam cho biết, hãng đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Theo ông Nam, việc thuê được phi công, kỹ sư, tiếp viên vào thời điểm này rất khó. “Chúng tôi không thể chờ có đủ nhân lực thì mới phát triển, do vậy phải chấp nhận giải pháp tạm thời là đi thuê.
Gần 100% phi công của PA là người nước ngoài, các vị trí quản lý như Phó Tổng giám đốc điều hành, giám đốc kỹ thuật, thương mại, an toàn... đều là người Australia. Rất may là hiện nay, Qantas với 30% vốn có trong Pacific đang cung cấp nhân lực quan trọng cho hãng, nếu không chúng tôi không thể dễ dàng thuê được nhân sự phù hợp cho các vị trí quản lý này’’, ông Nam cho biết.
Ngoài ra, PA cũng đang phải sử dụng nhiều kỹ sư người Australia do chưa đào tạo được kỹ sư trong nước. Hiện, hãng mới có 10 kỹ sư được cấp chứng chỉ của nhà chức trách. Năm nay, chúng tôi đang đào tạo thêm 40 kỹ sư người Việt nữa. Mục tiêu của PA là sau hai năm phải xây dựng được lực lượng khai thác bay người Việt.
Tình trạng khan hiếm phi công cũng đang trở thành bài toán nan giải đối với Vietnam Airlines. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Phạm Ngọc Minh thừa nhận việc thiếu hụt nhân lực gây nhiều khó khăn cho hãng, nhất là trong thời điểm phải nâng năng lực vận chuyển, mở thêm đường bay. Ông Minh khẳng định, trong kinh doanh, thành hay bại đều do con người, năm nay chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề nguồn lực phi công, cải cách chế độ lương và đãi ngộ cho người lao động... Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Thành Trung đã từng cho biết việc thiếu phi công đã trở thành một áp lực cho hãng.
Thậm chí, đã có lúc phải hủy chuyến, thay đổi lịch bay do thiếu người lái. Hiện Vietnam Airlines có 300 phi công Việt Nam và trên dưới 150 phi công nước ngoài. Cuối năm 2007, đã có một nhóm phi công nước ngoài yêu cầu tăng lương, thậm chí nếu không giải quyết họ còn dọa bỏ hợp đồng. Lực lượng tiếp viên của Vietnam Airlines hiện có hơn 1.500 người, nhưng theo lãnh đạo hãng, cần có 2.000 tiếp viên mới đủ đáp ứng tốc độ tăng trưởng hiện nay. Hãng đang lo ngại việc xuất hiện của hãng hàng không tư nhân Vietjet và sự tăng trưởng khá nhanh của Pacific sẽ làm “chảy máu” lực lượng lao động vốn đã vô cùng khan hiếm của hãng.
Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Đức Tâm cũng cho biết hãng hàng không tư nhân này đang khẩn trương tìm kiếm, đào tạo nhân lực để có thể khai thác thương mại vào cuối năm nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chắc chắn, Vietjet phải sử dụng giải pháp chính là đi thuê bởi nhân lực hàng không không phải một sớm một chiều đào tạo được. Riêng phi công, để có thể trở thành một lái phụ phải mất ít nhất 3 năm rưỡi và để thành lái chính phải tích lũy kinh nghiệm, giờ bay khoảng 10 năm.
Chưa có thị trường lao động hàng không
Trong vài năm trở lại đây, Vietnam Airlines đã rất chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng quả thực chưa theo kịp được tốc độ phát triển và nhu cầu thực tế. Trong vòng 10 năm nữa, đội máy bay của hãng sẽ tăng gần gấp đôi, tức là nhu cầu về người lái, tiếp viên, kỹ sư cũng tăng tương ứng.
Chỉ tính riêng phi công, mỗi năm VNA phải bổ sung khoảng 40 - 50 người mới đủ yêu cầu. Chưa kể trong vòng vài năm tới, sẽ có thêm các hãng hàng không khác tham gia thị trường, nhu cầu nhân lực có tay nghề sẽ càng tăng cao, trong khi các cơ sở đào tạo hiện nay chỉ phục vụ Vietnam Airlines còn chưa đủ.
Tổng Giám đốc Lương Hoài Nam cho rằng Việt Nam chưa có thị trường lao động hàng không theo đúng nghĩa của nó. Người lao động không có quyền tự do dịch chuyển. Do trước đây chỉ có duy nhất một hãng hàng không nên hầu hết các phi công, tiếp viên, kỹ sư hàng không hiện nay đều do Vietnam Airlines đào tạo và họ không có quyền thay đổi môi trường làm việc của mình.
Tôi nghĩ cần có một hợp đồng rõ ràng với lao động, nếu hãng bỏ tiền đào tạo thì anh làm với hãng bao nhiêu năm, sau đó anh được tự do lựa chọn chỗ làm mới. PA đang làm theo hướng này, ông Nam khẳng định. Từ năm 2008, mỗi năm PA sẽ gửi 52 phi công ra nước ngoài đào tạo theo nguyên tắc cá nhân đóng góp 20 - 50%, Công ty trả số còn lại trong tổng số 150 ngàn USD/khóa học.
Trả lời báo chí về hướng giải quyết sự thiếu hụt nhân lực hàng không hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho rằng, Cục khuyến khích xã hội hóa đào tạo, mở thêm các cơ sở đào tạo liên doanh, liên kết để xây dựng được đội ngũ lao động người bản xứ thay cho giải pháp đi thuê hiện nay. Ông Thanh cho biết, nhân lực là yếu tố liên quan mật thiết đến an toàn bay. Hiện nay chúng ta đang thiếu cả nhân lực trong khai thác lẫn nhân lực giám sát an toàn bay.
Đứng trước sự khan hiếm lao động hàng không, Trường Hàng không, nơi đào tạo nhân lực chủ yếu cho ngành Hàng không đã được nâng cấp lên thành Học viện. Tới đây, trung tâm Đào tạo phi công của Học viện đào tạo phi công cơ bản ngay tại Cam Ranh thay cho việc phải gửi đi đào tạo tại nước ngoài như trước kia. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp. Ngoài ra, các hãng cần có cơ chế khuyến khích các cá nhân tự bỏ tiền đi học và về ứng tuyển vào các hãng hàng không trong nước. Hiện nay, PA có một phi công người Việt duy nhất đã đi theo hướng này.
Tổng Giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam cho biết, hãng đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Theo ông Nam, việc thuê được phi công, kỹ sư, tiếp viên vào thời điểm này rất khó. “Chúng tôi không thể chờ có đủ nhân lực thì mới phát triển, do vậy phải chấp nhận giải pháp tạm thời là đi thuê.
Gần 100% phi công của PA là người nước ngoài, các vị trí quản lý như Phó Tổng giám đốc điều hành, giám đốc kỹ thuật, thương mại, an toàn... đều là người Australia. Rất may là hiện nay, Qantas với 30% vốn có trong Pacific đang cung cấp nhân lực quan trọng cho hãng, nếu không chúng tôi không thể dễ dàng thuê được nhân sự phù hợp cho các vị trí quản lý này’’, ông Nam cho biết.
Ngoài ra, PA cũng đang phải sử dụng nhiều kỹ sư người Australia do chưa đào tạo được kỹ sư trong nước. Hiện, hãng mới có 10 kỹ sư được cấp chứng chỉ của nhà chức trách. Năm nay, chúng tôi đang đào tạo thêm 40 kỹ sư người Việt nữa. Mục tiêu của PA là sau hai năm phải xây dựng được lực lượng khai thác bay người Việt.
Tình trạng khan hiếm phi công cũng đang trở thành bài toán nan giải đối với Vietnam Airlines. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Phạm Ngọc Minh thừa nhận việc thiếu hụt nhân lực gây nhiều khó khăn cho hãng, nhất là trong thời điểm phải nâng năng lực vận chuyển, mở thêm đường bay. Ông Minh khẳng định, trong kinh doanh, thành hay bại đều do con người, năm nay chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề nguồn lực phi công, cải cách chế độ lương và đãi ngộ cho người lao động... Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Thành Trung đã từng cho biết việc thiếu phi công đã trở thành một áp lực cho hãng.
Thậm chí, đã có lúc phải hủy chuyến, thay đổi lịch bay do thiếu người lái. Hiện Vietnam Airlines có 300 phi công Việt Nam và trên dưới 150 phi công nước ngoài. Cuối năm 2007, đã có một nhóm phi công nước ngoài yêu cầu tăng lương, thậm chí nếu không giải quyết họ còn dọa bỏ hợp đồng. Lực lượng tiếp viên của Vietnam Airlines hiện có hơn 1.500 người, nhưng theo lãnh đạo hãng, cần có 2.000 tiếp viên mới đủ đáp ứng tốc độ tăng trưởng hiện nay. Hãng đang lo ngại việc xuất hiện của hãng hàng không tư nhân Vietjet và sự tăng trưởng khá nhanh của Pacific sẽ làm “chảy máu” lực lượng lao động vốn đã vô cùng khan hiếm của hãng.
Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Đức Tâm cũng cho biết hãng hàng không tư nhân này đang khẩn trương tìm kiếm, đào tạo nhân lực để có thể khai thác thương mại vào cuối năm nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chắc chắn, Vietjet phải sử dụng giải pháp chính là đi thuê bởi nhân lực hàng không không phải một sớm một chiều đào tạo được. Riêng phi công, để có thể trở thành một lái phụ phải mất ít nhất 3 năm rưỡi và để thành lái chính phải tích lũy kinh nghiệm, giờ bay khoảng 10 năm.
Chưa có thị trường lao động hàng không
Trong vài năm trở lại đây, Vietnam Airlines đã rất chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng quả thực chưa theo kịp được tốc độ phát triển và nhu cầu thực tế. Trong vòng 10 năm nữa, đội máy bay của hãng sẽ tăng gần gấp đôi, tức là nhu cầu về người lái, tiếp viên, kỹ sư cũng tăng tương ứng.
Chỉ tính riêng phi công, mỗi năm VNA phải bổ sung khoảng 40 - 50 người mới đủ yêu cầu. Chưa kể trong vòng vài năm tới, sẽ có thêm các hãng hàng không khác tham gia thị trường, nhu cầu nhân lực có tay nghề sẽ càng tăng cao, trong khi các cơ sở đào tạo hiện nay chỉ phục vụ Vietnam Airlines còn chưa đủ.
Tổng Giám đốc Lương Hoài Nam cho rằng Việt Nam chưa có thị trường lao động hàng không theo đúng nghĩa của nó. Người lao động không có quyền tự do dịch chuyển. Do trước đây chỉ có duy nhất một hãng hàng không nên hầu hết các phi công, tiếp viên, kỹ sư hàng không hiện nay đều do Vietnam Airlines đào tạo và họ không có quyền thay đổi môi trường làm việc của mình.
Tôi nghĩ cần có một hợp đồng rõ ràng với lao động, nếu hãng bỏ tiền đào tạo thì anh làm với hãng bao nhiêu năm, sau đó anh được tự do lựa chọn chỗ làm mới. PA đang làm theo hướng này, ông Nam khẳng định. Từ năm 2008, mỗi năm PA sẽ gửi 52 phi công ra nước ngoài đào tạo theo nguyên tắc cá nhân đóng góp 20 - 50%, Công ty trả số còn lại trong tổng số 150 ngàn USD/khóa học.
Trả lời báo chí về hướng giải quyết sự thiếu hụt nhân lực hàng không hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho rằng, Cục khuyến khích xã hội hóa đào tạo, mở thêm các cơ sở đào tạo liên doanh, liên kết để xây dựng được đội ngũ lao động người bản xứ thay cho giải pháp đi thuê hiện nay. Ông Thanh cho biết, nhân lực là yếu tố liên quan mật thiết đến an toàn bay. Hiện nay chúng ta đang thiếu cả nhân lực trong khai thác lẫn nhân lực giám sát an toàn bay.
Đứng trước sự khan hiếm lao động hàng không, Trường Hàng không, nơi đào tạo nhân lực chủ yếu cho ngành Hàng không đã được nâng cấp lên thành Học viện. Tới đây, trung tâm Đào tạo phi công của Học viện đào tạo phi công cơ bản ngay tại Cam Ranh thay cho việc phải gửi đi đào tạo tại nước ngoài như trước kia. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp. Ngoài ra, các hãng cần có cơ chế khuyến khích các cá nhân tự bỏ tiền đi học và về ứng tuyển vào các hãng hàng không trong nước. Hiện nay, PA có một phi công người Việt duy nhất đã đi theo hướng này.
Theo GTVT
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» thiết bị đài vor
» Giới thiệu về tổ bay
» Giới thiệu về tầu sân bay
» Nguy cơ thiếu sân đỗ tại các CHK
» Điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị
» Giới thiệu về tổ bay
» Giới thiệu về tầu sân bay
» Nguy cơ thiếu sân đỗ tại các CHK
» Điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết