Giải quyết vấn đề - thước đo bản lĩnh sống
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giải quyết vấn đề - thước đo bản lĩnh sống
Trong cuộc đời của mỗi con người luôn cần có kế hoạch, từ chuyện học hành, thi cử, công việc, lập gia đình và thăng tiến đều có thể đạt được theo một phác đồ nào đó mà chủ thể vạch ra. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống lại muôn hình vạn trạng và phác đồ lập sẵn ấy không ít lần phải đối diện với những khó khăn. Làm sao bạn có thể về đích một cách thuận lợi và hoàn thành những mục tiêu của đời mình?
Giải quyết vấn đề theo trình tự
“Vấn đề” là một phạm trù khó xử lý hoặc khó giải quyết. Nó có thể là một trở ngại, một cơ hội, một thách thức, hay một nhiệm vụ khó thực thi... Vấn đề được chia thành 3 loại: vấn đề sai lệch là khi có một việc gì đó xảy ra không theo kế hoạch/dự định và cần có biện pháp điều chỉnh; vấn đề tiềm tàng là vấn đề nảy sinh trong tương lai và cần đưa ra những biện pháp phòng ngừa; vấn đề hoàn thiện liên quan đến việc làm sao để công việc trở nên hiệu quả hơn và thích ứng nhanh hơn trong tương lai.
Nói một cách khái quát, “vấn đề” luôn tiềm ẩn ở đâu đó trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc và các mối quan hệ. Nó là thách thức, trở ngại nhưng cũng là dịp mở ra những cơ hội mới. Giữa bộn bề công việc, để tập thói quen giải quyết tốt vấn đề, theo các chuyên gia tâm lý bạn cần chú ý hơn đến các thói quen nhỏ, kiểm tra lại cách mình xử lý công việc và có sự điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiêu mong muốn.
Bạn Hồng Hà, sinh viên Trường ĐH Sư phạm, cho biết: “Mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều luôn chứa đựng vấn đề. Sáng suốt giải quyết được nó sẽ đem lại hiệu quả tốt, tạo ra cơ hội và ngược lại. Tuy nhiên, để làm được điều này ngoài kiến thức, kinh nghiệm đòi hỏi phải có đầu óc tổ chức và phương pháp khoa học”. Cũng theo Hồng Hà, để việc giải quyết vấn đề nhẹ nhàng chúng ta cần lập sơ đồ công việc cụ thể, điều gì làm trước, điều gì làm sau. Bên cạnh đó, cần đặt ra một tiêu chí rõ ràng và tập trung giải quyết nó, khi đã hoàn thành mới tiến hành sang một vấn đề khác.
Dũng cảm đối diện với mọi vấn đề
Trên thực tế, ở lĩnh vực vĩ mô hay vi mô, mọi quá trình hoạt động đều gặp phải khó khăn, trở ngại, bởi thế mới có câu nói nổi tiếng: “Trong sự khó khăn, nảy sinh cơ hội”. Chính vì vậy, nếu vấn đề quá khó khăn, điều cần thiết là bạn phải dũng cảm đối diện với nó và tìm ra căn nguyên của sự thật. Khi ở thế chủ động, bạn sẽ sáng suốt tìm ra cách giải quyết và lường trước những cơ hội mới nào sẽ mở ra sau đó. Điều đó thực sự kích thích, cổ động và tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Còn nếu bạn làm và giải quyết công việc theo lối ngẫu hứng, khi đối diện với vấn đề phức tạp, bạn sẽ vô cùng bối rối.
Theo các chuyên gia tâm lý, có ít nhất 6 bước để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Thứ nhất, cần nhận ra vấn đề trước khi tìm hướng giải quyết. Nên xem xét thật kỹ đó có phải là vấn đề thực sự cần thiết hay không. Thứ hai, xác định chủ sở hữu vấn đề. Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là hãy chuyển vấn để ấy sang cho người nào có thể giải quyết. Thứ ba, hiểu vấn đề bằng cách mô tả nó một cách rõ ràng, thu thập thông tin liên quan, dành thời gian suy nghĩ và dùng bản đồ tư duy. Thứ tư, là chọn giải pháp phù hợp: Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề bạn cần đưa ra nhiều giải pháp để lựa chọn, yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra được giải pháp tốt nhất. Thứ năm, là thực thi giải pháp. Khi đã nắm chắc cách giải quyết, bạn nên bắt tay vào hành động. Để bảo đảm vấn đề được giải quyết thuận lợi bạn nên xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính, thời gian bao lâu và những sự hỗ trợ cần thiết. Và cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại cách giải quyết vấn đề có đạt hiệu quả như mong đợi hay không nhằm rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao: “Những kỹ năng giúp giải quyết vấn đề khi áp dụng vào thực tế bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Nếu thường xuyên rèn luyện sẽ dần dần tạo thành phản xạ vô điều kiện, bạn sẽ có thể giải quyết tốt mọi vấn đề khó khăn xảy ra trong công việc và cuộc sống hằng ngày”.
Giải quyết vấn đề theo trình tự
“Vấn đề” là một phạm trù khó xử lý hoặc khó giải quyết. Nó có thể là một trở ngại, một cơ hội, một thách thức, hay một nhiệm vụ khó thực thi... Vấn đề được chia thành 3 loại: vấn đề sai lệch là khi có một việc gì đó xảy ra không theo kế hoạch/dự định và cần có biện pháp điều chỉnh; vấn đề tiềm tàng là vấn đề nảy sinh trong tương lai và cần đưa ra những biện pháp phòng ngừa; vấn đề hoàn thiện liên quan đến việc làm sao để công việc trở nên hiệu quả hơn và thích ứng nhanh hơn trong tương lai.
Nói một cách khái quát, “vấn đề” luôn tiềm ẩn ở đâu đó trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc và các mối quan hệ. Nó là thách thức, trở ngại nhưng cũng là dịp mở ra những cơ hội mới. Giữa bộn bề công việc, để tập thói quen giải quyết tốt vấn đề, theo các chuyên gia tâm lý bạn cần chú ý hơn đến các thói quen nhỏ, kiểm tra lại cách mình xử lý công việc và có sự điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiêu mong muốn.
Bạn Hồng Hà, sinh viên Trường ĐH Sư phạm, cho biết: “Mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều luôn chứa đựng vấn đề. Sáng suốt giải quyết được nó sẽ đem lại hiệu quả tốt, tạo ra cơ hội và ngược lại. Tuy nhiên, để làm được điều này ngoài kiến thức, kinh nghiệm đòi hỏi phải có đầu óc tổ chức và phương pháp khoa học”. Cũng theo Hồng Hà, để việc giải quyết vấn đề nhẹ nhàng chúng ta cần lập sơ đồ công việc cụ thể, điều gì làm trước, điều gì làm sau. Bên cạnh đó, cần đặt ra một tiêu chí rõ ràng và tập trung giải quyết nó, khi đã hoàn thành mới tiến hành sang một vấn đề khác.
Dũng cảm đối diện với mọi vấn đề
Trên thực tế, ở lĩnh vực vĩ mô hay vi mô, mọi quá trình hoạt động đều gặp phải khó khăn, trở ngại, bởi thế mới có câu nói nổi tiếng: “Trong sự khó khăn, nảy sinh cơ hội”. Chính vì vậy, nếu vấn đề quá khó khăn, điều cần thiết là bạn phải dũng cảm đối diện với nó và tìm ra căn nguyên của sự thật. Khi ở thế chủ động, bạn sẽ sáng suốt tìm ra cách giải quyết và lường trước những cơ hội mới nào sẽ mở ra sau đó. Điều đó thực sự kích thích, cổ động và tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Còn nếu bạn làm và giải quyết công việc theo lối ngẫu hứng, khi đối diện với vấn đề phức tạp, bạn sẽ vô cùng bối rối.
Theo các chuyên gia tâm lý, có ít nhất 6 bước để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Thứ nhất, cần nhận ra vấn đề trước khi tìm hướng giải quyết. Nên xem xét thật kỹ đó có phải là vấn đề thực sự cần thiết hay không. Thứ hai, xác định chủ sở hữu vấn đề. Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là hãy chuyển vấn để ấy sang cho người nào có thể giải quyết. Thứ ba, hiểu vấn đề bằng cách mô tả nó một cách rõ ràng, thu thập thông tin liên quan, dành thời gian suy nghĩ và dùng bản đồ tư duy. Thứ tư, là chọn giải pháp phù hợp: Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề bạn cần đưa ra nhiều giải pháp để lựa chọn, yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra được giải pháp tốt nhất. Thứ năm, là thực thi giải pháp. Khi đã nắm chắc cách giải quyết, bạn nên bắt tay vào hành động. Để bảo đảm vấn đề được giải quyết thuận lợi bạn nên xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính, thời gian bao lâu và những sự hỗ trợ cần thiết. Và cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại cách giải quyết vấn đề có đạt hiệu quả như mong đợi hay không nhằm rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao: “Những kỹ năng giúp giải quyết vấn đề khi áp dụng vào thực tế bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm. Nếu thường xuyên rèn luyện sẽ dần dần tạo thành phản xạ vô điều kiện, bạn sẽ có thể giải quyết tốt mọi vấn đề khó khăn xảy ra trong công việc và cuộc sống hằng ngày”.
Theo NLĐO
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Nhà ga mới sân bay Thâm Quyến
» Sân bay lịch sử chờ “ngày phán quyết”
» Ảnh lớp quán triệt nghị quyết ĐH Đoàn Toàn Quốc
» Bí quyết thăng tiến trong sự nghiệp
» Tăng lương, tăng quyền lợi
» Sân bay lịch sử chờ “ngày phán quyết”
» Ảnh lớp quán triệt nghị quyết ĐH Đoàn Toàn Quốc
» Bí quyết thăng tiến trong sự nghiệp
» Tăng lương, tăng quyền lợi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết