Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hàng không trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu

Go down

Hàng không trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu Empty Hàng không trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu

Bài gửi  highflyer 3/8/2008, 20:03

Trong khi ngành vận tải hàng không dân dụng toàn cầu đang lao đao vì giá nhiên liệu tăng thì một lĩnh vực chuyên biệt trong ngành này lại tăng trưởng mạnh chưa từng thấy - đó là việc kinh doanh máy bay dành cho các tỉ phú và các công ty lớn, gọi chung là máy bay doanh nghiệp (tạm dịch từ business jet hoặc corporate jet).

Bình dân: co hẹp - cao cấp: tăng trưởng
Nền công nghiệp vận chuyển hành khách bằng đường hàng không ở Mỹ đang co cụm để khỏi phải gãy cánh trong cơn khủng hoảng giá nhiên liệu tăng cao - các hãng bay Mỹ đã quyết định cho nghỉ gần 400 chiếc máy bay, giảm cung tải khoảng 10%, hủy nhiều đường bay trong nước, sa thải nhiều nhân viên và phi công. Trong khi đó, nhánh kinh doanh máy bay doanh nghiệp lại đạt mức doanh thu cao chưa từng thấy nhờ sự gia tăng số người giàu trên thế giới.
Hàng không trong cuộc khủng hoảng nhiên liệu SGTO_ADVERTISINGĐa số khách hàng mua business jet ngày nay là những tỉ phú và nhà doanh nghiệp ở ngoài lãnh thổ Mỹ. Theo tính toán của Ngân hàng Merrill Lynch và Công ty tư vấn Capgemini Group thì đến hết năm 2007, thế giới có hơn 10 triệu triệu phú - tức nhiều hơn năm trước 600.000 người - với tổng tài sản gần 41.000 tỉ đô la Mỹ, tăng 9% so với năm 2006. Và ngày càng có nhiều doanh nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Nga gia nhập câu lạc bộ những triệu phú đô la thế giới.
“Họ, các tỉ phú, triệu phú ở Nga, châu Âu và đặc biệt là ở Trung Đông đang giúp nền công nghiệp sản xuất máy bay doanh nghiệp Mỹ phất lên rất mạnh”, ông Jay Mesinger, một nhà môi giới kinh doanh máy bay, chủ nhân Công ty J. Mesinger Corporate Jets Sales Inc. thành lập năm 1982 tại Boulder, Colorado nhận định.
Nhờ họ mà nhánh sản xuất business jet của các hãng General Dynamics (các dòng máy bay Gulfstream, của Mỹ), Textron Inc. (các dòng Cessna Citation, của Mỹ), Bombardier Aerospace (của Canada) và Dassault Aviation (các dòng Falcon, của Pháp) đang làm ăn rất tốt. Trung tuần tháng 6 qua, Hiệp hội các nhà sản xuất máy bay Mỹ (GAMA) cho biết trong quí 1 năm 2008, các khách hàng ở khắp thế giới đã nhận tổng cộng 297 chiếc máy bay doanh nghiệp, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái 86 chiếc. Theo đà này, khi năm 2008 kết thúc thì có 1.200 chiếc business jet được giao, tức 62 chiếc nhiều hơn năm ngoái. Đây là con số rất đáng kể vì năm 2003, trong dư chấn vụ khủng bố Al Qaeda tấn công New York sáng ngày 11-9-2001, tổng số máy bay doanh nghiệp được giao cho các khách hàng chỉ là 518 chiếc. “Dường như sự co hẹp chỉ xảy ra ở thị trường bình dân, còn mọi chuyện vẫn tốt đẹp ở thị trường cao cấp”, ông Richard Aboulafia, một chuyên gia thuộc tập đoàn Tư vấn hàng không và quốc phòng Teal Group, nhận định.
Theo GAMA, trong số business jet đã được các hãng giao trong năm 2007 có 58% dành cho các khách hàng Bắc Mỹ; 25% cho các khách hàng châu Âu; 8% các khách hàng Nam Mỹ; 5% các khách hàng châu Phi và Trung Đông và 4% các khách hàng châu Á. Trước đây, các khách hàng Bắc Mỹ thường chiếm đến 75% tổng số máy bay được giao. “Bây giờ ở Moscow có nhiều tỉ phú hơn ở New York, họ đang thi nhau mua máy bay riêng”, ông Robert Baugniet, phát ngôn viên của Gulfstream, cho biết.

Sôi động thị trường
Honeywell International Inc, một nhà sản xuất trang thiết bị điện tử hàng không hàng đầu thế giới, dự kiến trong năm 2008 các doanh nghiệp và tỉ phú sẽ đặt mua 1.300 chiếc business jet trong khi Ngân hàng Đầu tư UBS dự báo con số này sẽ là 1.250 chiếc. Đầu tháng 6 qua, nhà sản xuất General Dynamics giành được hợp đồng trị giá 1,9 tỉ đô la Mỹ, cung cấp 40 máy bay doanh nghiệp loại lớn cho NetJets Inc., một công ty chuyên ngành cho thuê máy bay theo thời gian nhất định, trực thuộc Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway Inc. của tỉ phú Mỹ Warren Buffett. Theo hợp đồng này, từ năm 2012-2016, mỗi năm General Dynamics phải giao cho NetJets Inc. 8 chiếc.
Hạ tuần tháng 6-2008 đến lượt nhà sản xuất Bombardier Aerospace có tin vui: một khách hàng không nêu danh tánh đặt mua 110 chiếc Learjet, trị giá trên 1,5 tỉ đô la Mỹ. Công ty này dự kiến việc kinh doanh máy bay sang trọng và đắt tiền của mình sẽ tiếp tục phát triển tốt trong 10 năm tới với 13.200 chiếc máy bay trị giá 300 tỉ đô la Mỹ sẽ được giao từ nay đến năm 2017.
Tuy giá dầu tăng cao, nền kinh tế Mỹ suy yếu, giá trị đồng đô la Mỹ sụt giảm nhiều so với các ngoại tệ mạnh khác nhưng General Dynamics vẫn tin tưởng vào tiềm năng lớn của thị trường máy bay doanh nghiệp nên vào tháng 3-2008 họ đã chính thức triển khai chương trình phát triển dòng Gulfstream G650 - loại máy bay doanh nghiệp lớn nhất và bay nhanh nhất cũng như đắt tiền nhất với ngót nghét 60 triệu đô la Mỹ/chiếc.

Thêm nhiều tay chơi xuất hiện
Và cả Airbus lẫn Boeing cũng háo hức vào cuộc, tranh nhau chào bán các loại máy bay thật sang trọng, đầy đủ tiện ích, thật an toàn với giá không dưới 50 triệu đô la Mỹ/chiếc. Năm 2007, dòng máy bay doanh nghiệp Airbus Corporate Jets - gồm A318 Elite, Airbus Corporate Jetliner và A320 Prestige - đã lần đầu tiên vượt qua mốc tiêu thụ 100 chiếc. Airbus cũng đang triển khai chương trình phát triển những chiếc máy bay doanh nghiệp lớn hơn, dựa vào những chiếc chở hành khách gồm từ A330, A340, A350 XWB đến A380. Tính đến nay đã có hai khách hàng châu Á không nêu danh tánh đặt mua hai chiếc A350 XWB thiết kế cho khách VIP giàu có; thậm chí máy bay khổng lồ A380 của Airbus trị giá hơn 300 triệu đô la Mỹ/chiếc nay cũng đã có hai khách hàng là tỉ phú Saudi Arabia và Uganda đặt mua làm máy bay riêng.
Và đã xuất hiện thêm 3 “tay chơi” khác trong thị trường máy bay loại nhỏ chở từ 100 khách trở xuống. Đó là Sukhoi của Nga với dự án Superjet 100, Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật với dự án Mitsubishi Regional Jet (MRJ) và AVIC I của Trung Quốc với dự án Phượng hoàng ARJ21-700. Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng vào cuối tháng 3 qua, chương trình phát triển dòng máy bay dân dụng MRJ-70/90 có tầm hoạt động hơn 3.600 ki lô mét đã chính thức được MHI bấm nút với mục tiêu giao những chiếc đầu tiên vào năm 2013. Khách hàng đầu tiên đăng ký mua 15 chiếc MRJ trị giá 60 tỉ yen (khoảng 600 triệu đô la Mỹ) là hãng hàng không lớn thứ hai ở Nhật All Nippon Airways (ANA).
Và theo một số nguồn tin Nhật, Mỹ thì Vietnam Airlines có thể sẽ là khách hàng ngoại quốc đầu tiên của loại máy bay MRJ có sức chở từ 70-90 hành khách này. Tờ Nikkei từng loan tin Vietnam Airlines đang thương thảo mua 20 chiếc, trị giá khoảng 64 tỉ yen (hơn 648 triệu đô la) và thương vụ này có thể sẽ được Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật cho vay ưu đãi và được đảm bảo tài chính bởi Nippon Export and Investment Insurance.
Tờ Flight Global viết rằng Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng cục Hàng không Việt Nam và đại diện Chính phủ Việt Nam đang thương thảo dự án này. Đổi lại việc Vietnam Airlines đặt mua máy bay MRJ, Mitsubishi sẽ mở nhà máy lắp ráp một số chi tiết máy bay tại miền bắc Việt Nam. Đầu năm 2008, nhánh hàng không-không gian của MHI đã mở cơ sở MHI Aerospace Vietnam trong khu công nghiệp Thăng Long để sản xuất một chi tiết quan trọng ráp vào hai cánh lớn của những chiếc Boeing 737 thế hệ mới. Công việc sản xuất có thể sẽ bắt đầu trong nửa đầu năm 2009.

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/8180/
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết