Nhiều cơ hội làm tiếp viên Hàng không
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhiều cơ hội làm tiếp viên Hàng không
Ngành hàng không Việt Nam đang tăng trưởng nóng 15-17%/ năm, từng bước hiện đại về mọi mặt.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đã và đang mua và thuê những máy bay hiện đại nhất cho đội bay của mình. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng không, đặc biệt là đội ngũ tiếp viên hàng không.
Theo Vietnam Airlines, trước đây, để vào sơ tuyển thành tiếp viên hàng không của hãng, chỉ cần đạt một số tiêu chuẩn như tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi đời từ 18-26; tiếng Anh đạt 8/15 điểm, hình thức dễ nhìn, không bị khuyết tật bẩm sinh; nam có chiều cao từ 1,65 m trở lên, nữ cũng phải cao trên 1,57m.
Nhưng đến thời điểm này, tiêu chuẩn để trở thành tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã được nâng cao lên rất nhiều: tiếng Anh đòi hỏi phải đạt 400 điểm TOEIC trở lên; tiêu chuẩn hình thể tính theo BMI = cân nặng(kg)/ chiều cao (m) x chiều cao phải nằm trong khoảng 18,5-22,9; tuổi đời từ 20-30 đối với nam và 18-28 đối với nữ; không có dị tật; tốt nghiệp phổ thông trung học; sức khỏe tốt để đảm bảo lao động được trên máy bay. Ưu tiên ngoại ngữ thứ 2 như tiếng Hàn, Nhật, Hoa, Đức, Pháp, Nga...; có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học.
Sau khi lọt qua vòng sơ tuyển, học viên được vào học tại trung tâm huấn luyện bay, với chương trình đào tạo nặng hơn trước, phải học 20 môn, gồm: tiếng Anh hàng không, an ninh hàng không, thông tin cơ bản về máy bay, võ thuật... thay vì 6-7 môn như trước đây.
Ngoài phi công, tiếp viên hàng không là lực lượng duy nhất phải trải qua những khóa huấn luyện về an toàn đặc biệt, để đạt được chứng chỉ hành nghề của cơ quan chức năng cũng như hãng sản xuất hoặc cho thuê máy bay. Chính vì vậy, để có được một đội ngũ tiếp viên hàng không đạt tiêu chuẩn, các công ty hàng không phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc lẫn thời gian.
Hiện nay, ngoài trung tâm huấn luyện bay, nơi đào tạo tiếp viên hàng không có uy tín cho Vietnam Airlines, đã có thêm một số nơi mở lớp đào tạo tiếp viên hàng không, như trường đào tạo và phát triển Eduworld, Học viện Hàng không Việt Nam, Công ty Cổ phần Hàng không VietJetAir...
Theo bà Nguyễn Minh Hà, nguyên trưởng đoàn tiếp viên Vietnam Airlines, qua điều tra của tổ chức nghiên cứu Skytrax về chất lượng phục vụ của tiếp viên các hãng, dựa trên 6 tiêu chí: hiệu quả tổng thể quá trình phục vụ; thái độ ân cần chu đáo; mức độ đồng đều giữa các tiếp viên; khả năng ngôn ngữ của tiếp viên; sự thân thiện, niềm nở của tiếp viên; kỹ năng giao tiếp với hành khách, tiếp viên của Vietnam Airlines chỉ đạt loại tốt ba tiêu chí đầu (4 sao), loại trung bình về khả năng ngôn ngữ.
Theo đánh giá, thị trường hàng không nội địa Việt Nam còn rất rộng, nhu cầu trong ngành vận chuyển mang tính hiện đại này được ví như một tảng băng chìm, phần cung chỉ là những mảng nổi thật nhỏ nhoi. Nếu như trên các đường bay quốc tế, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều “đại gia” thì với tiềm năng khổng lồ, các đường bay quốc nội là một chiếc bánh vừa to lại vừa ngon mà các hãng hàng không đang nhắm tới.
Theo nhận định, nếu chỉ với hai hãng hàng không Jetstar, AirSpeedup mới đi vào khai thác, cần ít nhất một lực lượng tiếp viên hàng không khoảng vài trăm người, số lượng này sẽ còn cao hơn tùy theo số lượng máy bay và tần suất mà các hãng đưa vào khai thác trên thị trường.
Bên cạnh đó, với kế hoạch tuyển định kỳ hàng năm của ba hãng hàng không đang hoạt động VNA, Viet Jet, Vasco, nhu cầu về nhân lực của nghề này sẽ rất cao, điều đó đồng nghĩa với việc cánh cửa vào ngành hàng không dành cho các bạn trẻ có ước mơ được bay vào bầu trời đã thực sự mở rộng.
Ngay như Vietnam Airlines, hiện có trên 2000 tiếp viên nhưng mỗi năm vẫn tuyển thêm hàng trăm tiếp viên mới để bổ sung, chưa kể các hãng hàng không mới được thành lập hoặc các hãng hàng không nước ngoài muốn thuê tiếp viên Việt Nam.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đã và đang mua và thuê những máy bay hiện đại nhất cho đội bay của mình. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng không, đặc biệt là đội ngũ tiếp viên hàng không.
Theo Vietnam Airlines, trước đây, để vào sơ tuyển thành tiếp viên hàng không của hãng, chỉ cần đạt một số tiêu chuẩn như tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi đời từ 18-26; tiếng Anh đạt 8/15 điểm, hình thức dễ nhìn, không bị khuyết tật bẩm sinh; nam có chiều cao từ 1,65 m trở lên, nữ cũng phải cao trên 1,57m.
Nhưng đến thời điểm này, tiêu chuẩn để trở thành tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã được nâng cao lên rất nhiều: tiếng Anh đòi hỏi phải đạt 400 điểm TOEIC trở lên; tiêu chuẩn hình thể tính theo BMI = cân nặng(kg)/ chiều cao (m) x chiều cao phải nằm trong khoảng 18,5-22,9; tuổi đời từ 20-30 đối với nam và 18-28 đối với nữ; không có dị tật; tốt nghiệp phổ thông trung học; sức khỏe tốt để đảm bảo lao động được trên máy bay. Ưu tiên ngoại ngữ thứ 2 như tiếng Hàn, Nhật, Hoa, Đức, Pháp, Nga...; có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học.
Sau khi lọt qua vòng sơ tuyển, học viên được vào học tại trung tâm huấn luyện bay, với chương trình đào tạo nặng hơn trước, phải học 20 môn, gồm: tiếng Anh hàng không, an ninh hàng không, thông tin cơ bản về máy bay, võ thuật... thay vì 6-7 môn như trước đây.
Ngoài phi công, tiếp viên hàng không là lực lượng duy nhất phải trải qua những khóa huấn luyện về an toàn đặc biệt, để đạt được chứng chỉ hành nghề của cơ quan chức năng cũng như hãng sản xuất hoặc cho thuê máy bay. Chính vì vậy, để có được một đội ngũ tiếp viên hàng không đạt tiêu chuẩn, các công ty hàng không phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc lẫn thời gian.
Hiện nay, ngoài trung tâm huấn luyện bay, nơi đào tạo tiếp viên hàng không có uy tín cho Vietnam Airlines, đã có thêm một số nơi mở lớp đào tạo tiếp viên hàng không, như trường đào tạo và phát triển Eduworld, Học viện Hàng không Việt Nam, Công ty Cổ phần Hàng không VietJetAir...
Theo bà Nguyễn Minh Hà, nguyên trưởng đoàn tiếp viên Vietnam Airlines, qua điều tra của tổ chức nghiên cứu Skytrax về chất lượng phục vụ của tiếp viên các hãng, dựa trên 6 tiêu chí: hiệu quả tổng thể quá trình phục vụ; thái độ ân cần chu đáo; mức độ đồng đều giữa các tiếp viên; khả năng ngôn ngữ của tiếp viên; sự thân thiện, niềm nở của tiếp viên; kỹ năng giao tiếp với hành khách, tiếp viên của Vietnam Airlines chỉ đạt loại tốt ba tiêu chí đầu (4 sao), loại trung bình về khả năng ngôn ngữ.
Theo đánh giá, thị trường hàng không nội địa Việt Nam còn rất rộng, nhu cầu trong ngành vận chuyển mang tính hiện đại này được ví như một tảng băng chìm, phần cung chỉ là những mảng nổi thật nhỏ nhoi. Nếu như trên các đường bay quốc tế, phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều “đại gia” thì với tiềm năng khổng lồ, các đường bay quốc nội là một chiếc bánh vừa to lại vừa ngon mà các hãng hàng không đang nhắm tới.
Theo nhận định, nếu chỉ với hai hãng hàng không Jetstar, AirSpeedup mới đi vào khai thác, cần ít nhất một lực lượng tiếp viên hàng không khoảng vài trăm người, số lượng này sẽ còn cao hơn tùy theo số lượng máy bay và tần suất mà các hãng đưa vào khai thác trên thị trường.
Bên cạnh đó, với kế hoạch tuyển định kỳ hàng năm của ba hãng hàng không đang hoạt động VNA, Viet Jet, Vasco, nhu cầu về nhân lực của nghề này sẽ rất cao, điều đó đồng nghĩa với việc cánh cửa vào ngành hàng không dành cho các bạn trẻ có ước mơ được bay vào bầu trời đã thực sự mở rộng.
Ngay như Vietnam Airlines, hiện có trên 2000 tiếp viên nhưng mỗi năm vẫn tuyển thêm hàng trăm tiếp viên mới để bổ sung, chưa kể các hãng hàng không mới được thành lập hoặc các hãng hàng không nước ngoài muốn thuê tiếp viên Việt Nam.
(Theo thời báo kinh tế)
Similar topics
» Nhiều đại gia gia nhập thị trường HK của VN
» Người trẻ, phải lo nhiều lắm…
» Vietjet Air hoãn kế hoạch bay vì giá nhiên liệu
» Nghề tiếp viên HK: Nhiều thử thách
» Sợ tăng giá, nhiều người vội mua vé máy bay
» Người trẻ, phải lo nhiều lắm…
» Vietjet Air hoãn kế hoạch bay vì giá nhiên liệu
» Nghề tiếp viên HK: Nhiều thử thách
» Sợ tăng giá, nhiều người vội mua vé máy bay
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết