Sân bay châu Á trong cuộc đua thành hub
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: Sân bay châu Á trong cuộc đua thành hub
Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là 3 đối thủ chính trong cuộc đua trở thành trung tâm trung chuyển hàng không (hub) lớn nhất khu vực.[/justify]
40 triệu USD nâng cấp Changi
Bất cứ ai đã từng bay từ London tới Singapore đều cảm thấy thật thoải mái khi bước chân vào nhà ga hành khách tại sân bay Changi sau một hành trình kéo dài tới 13 giờ.
Điều đầu tiên đem lại cảm giác dễ chịu là không phải xếp hàng dài dằng dặc trước cửa kiểm tra xuất nhập cảnh như ở sân bay Heathrow (Anh). Với khách nối chuyến tại Changi, thì dịch vụ ở đây không thể chê vào đâu được với các phòng ăn, phòng nghỉ, bể bơi cực kỳ thoáng đãng với những khu vườn mát rượi lá xanh, các trung tâm thương mại ngập tràn hàng hóa và các phòng mát xa, spa thư giãn sẽ làm khách quên đi thời gian chờ đợi chuyến bay nối tiếp. Rõ ràng, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà sân bay Changi được chọn làm điểm xuất phát đầu tiên của chiếc máy bay khổng lồ A 380, một sự kiện được ghi nhớ trong lịch sử hàng không dân dụng thế giới.
Singapore Airlines, hãng hàng không có Changi làm sân nhà là hãng đầu tiên đưa vào khai thác thương mại chiếc A 380 khổng lồ. Giống như Qantas và Emirates, Singapore Airlines đặt mua sớm A 380 để khai thác trên các tuyến đường bay dài từ châu á và châu Đại Dương đến châu Âu. Hiện tại, không một hãng hàng không châu Âu nào có các chuyến bay nối hai lục địa chở được nhiều khách một lần như vậy. Để đáp ứng kế hoạch khai thác A 380 của Singapore Airlines, sân bay Changi đã được sửa chữa nâng cấp từ khá sớm. 3 năm trước, Changi đã được nâng cấp, mở rộng đường băng, xây mới trung tâm điều hành, thêm cầu hành khách và các cửa ra vào... Hiện nay, Changi có tới 19 cửa đón khách và 10 dây chuyền hành lý tương thích với máy bay khổng lồ của Airbus.
Cục Hàng không dân dụng Singapore, cũng là đơn vị điều hành hoạt động tại sân bay Changi cho biết kinh phí nâng cấp nhà ga và cơ sở hạ tầng của sân bay lên tới 60 triệu đô la Singapore, tương đương 40 triệu USD. Singapore đã không ngại ngần đầu tư vào sân bay Changi để biến nơi này thành một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực.
Khẳng định vị thế
Chuyến bay thương mại đầu tiên của A 380 xuất phát từ Changi là một tín hiệu của Singapore cho thấy họ vẫn quyết tâm giữ vững vị trí cực kỳ quan trọng trong mạng lưới hàng không khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, đây không phải là tham vọng của riêng một mình Singapore. Nước này đang phải đối mặt với hai đối thủ mới là Trung Quốc và ấn Độ.
Tốc độ tăng trưởng của hàng không tại châu á - Thái Bình Dương đang tăng chóng mặt. Khu vực này có tới 3 tỷ dân và có thị trường hàng không luôn dẫn đầu thế giới về sức tăng trưởng. Trong 5 năm tới, lượng khách đi lại dự kiến tăng 8%/năm. Các chuyên gia dự đoán năm 2025, châu á sẽ vượt qua Bắc Mỹ và trở thành thị trường hàng không lớn nhất cả về lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển.
Trong bối cảnh này, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều vạch ra chiến lược trở thành trung tâm trung chuyển (hub) hàng đầu của khu vực. Hàng không Trung Quốc mỗi năm chuyên chở 300 triệu lượt khách và số lượng khách chuyên chở tăng bình quân 30 triệu người/năm.
Tiềm năng phát triển
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao khiến nhu cầu có thêm sân bay, đường sá... tại châu á ngày một bức thiết. Đối với các chính phủ trong khu vực, việc đầu tư vào sân bay và hệ thống cơ sở hạ tầng luôn được xem là yếu tố không để thiếu để giữ tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chính quyền Trung Quốc đang có kế hoạch và ngân sách để phát triển thêm các sân bay chiến lược. Hiện tại, một chương trình đầu tư khoảng 18 nghìn tỷ USD đang được thực hiện, đây là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch 5 năm xây dựng các sân bay ở bờ biển phía Đông nhằm phục vụ Olympic 2008 và hội chợ thương mại thế giới ở Thượng Hải năm 2010.
Chính phủ Trung Quốc vẫn nắm quyền kiểm soát các sân bay, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép nắm giữ tối đa 49% cổ phần. Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc là nhà quản lý sân bay, điều hành quản lý bay. ở ấn Độ, chính phủ nước này cũng đang khuyến khích tư nhân tham gia vào kinh doanh hàng không và sẽ chuyển giao một phần các hoạt động của sân bay Delhi và Mumbai cho các tập đoàn tư nhân.
Khi mà Singapore, Trung Quốc hay ấn Độ xây một sân bay mới, họ không chỉ muốn đuổi kịp các sân bay lớn của nước khác mà là đã sẵn sàng cho một bước nhảy vọt mới.
Huy Nam (Theo BBC)
Sân bay châu Á trong cuộc đua thành hub
Sau 40 năm, cuối cùng sân bay Suvarnabhumi(tiếng Thái nghĩa là Cánh đồng vàng), cách Bangkok 25 km, với khả năng đón 45 triệu hành khách/năm, đã chính thức mở cửa phục vụ du khách.
Nó sẽ trở thành sân bay quốc tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một đối trọng với sân bay quốc tế Hong Kong (đón 40,3 triệu lượt khách vào năm ngoái).
Nhưng giới phân tích Thái Lan cũng nhận định không thể dừng mức phục vụ ở 45 triệu hành khách/ năm, bởi những đối thủ khác trong khu vực cũng sẽ nâng cấp sân bay của mình và chẳng mấy chốc sẽ đuổi kịp.
Chẳng hạn, sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) mở cửa hoạt động vào năm 1998, dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng mở rộng nhà ga thứ hai của mình vào năm 2008 để tăng khả năng đón khách đạt mức hơn 40 triệu lượt/năm.
Hoặc như sân bay Changi của Singapore, năm ngoái cũng đã đón 32,4 triệu lượt khách. Khả năng đón khách của sân bay này sẽ còn gia tăng khi khánh thành nhà ga mới vào năm 2008, nâng khả năng đón khách lên gấp đôi, đạt mức 64 triệu lượt, vượt qua khả năng phục vụ của sân bay Suvarnabhumi. Việc mở rộng cũng giúp Changi trở thành sân bay "bận rộn" thứ tư trên thế giới, sau Atlanta (85,9 triệu hành khách trong năm 2005), O'Hare ở Chicago (76,5 triệu khách) và Heathrow ở London (67,9 triệu) (số liệu của Hội đồng sân bay quốc tế -Airports Council International).
Theo thiết kế, sân bay Suvarnabhumi có khả năng nâng cấp lên để có thể đón 100 triệu khách/năm nếu sử dụng hết công suất. Thái Lan cũng đã quyết định bỏ ra 15 triệu USD xây dựng một nhà ga dành cho các hãng hàng không giá rẻ, có khả năng đón 15 triệu lượt khách/ năm nằm ngay bên cạnh nhà ga mới hiện nay.
Nó sẽ trở thành sân bay quốc tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một đối trọng với sân bay quốc tế Hong Kong (đón 40,3 triệu lượt khách vào năm ngoái).
Nhưng giới phân tích Thái Lan cũng nhận định không thể dừng mức phục vụ ở 45 triệu hành khách/ năm, bởi những đối thủ khác trong khu vực cũng sẽ nâng cấp sân bay của mình và chẳng mấy chốc sẽ đuổi kịp.
Chẳng hạn, sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) mở cửa hoạt động vào năm 1998, dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng mở rộng nhà ga thứ hai của mình vào năm 2008 để tăng khả năng đón khách đạt mức hơn 40 triệu lượt/năm.
Hoặc như sân bay Changi của Singapore, năm ngoái cũng đã đón 32,4 triệu lượt khách. Khả năng đón khách của sân bay này sẽ còn gia tăng khi khánh thành nhà ga mới vào năm 2008, nâng khả năng đón khách lên gấp đôi, đạt mức 64 triệu lượt, vượt qua khả năng phục vụ của sân bay Suvarnabhumi. Việc mở rộng cũng giúp Changi trở thành sân bay "bận rộn" thứ tư trên thế giới, sau Atlanta (85,9 triệu hành khách trong năm 2005), O'Hare ở Chicago (76,5 triệu khách) và Heathrow ở London (67,9 triệu) (số liệu của Hội đồng sân bay quốc tế -Airports Council International).
Theo thiết kế, sân bay Suvarnabhumi có khả năng nâng cấp lên để có thể đón 100 triệu khách/năm nếu sử dụng hết công suất. Thái Lan cũng đã quyết định bỏ ra 15 triệu USD xây dựng một nhà ga dành cho các hãng hàng không giá rẻ, có khả năng đón 15 triệu lượt khách/ năm nằm ngay bên cạnh nhà ga mới hiện nay.
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Lỗ hổng trong mạng lưới hàng không Mỹ
» Phú Quốc - Đảo Ngọc điểm đến của bạn
» Khi bạn mắc lỗi trong công việc
» Sân bay trong tương lai của Hà Nội
» hỏi về các công việc trong sân bay
» Phú Quốc - Đảo Ngọc điểm đến của bạn
» Khi bạn mắc lỗi trong công việc
» Sân bay trong tương lai của Hà Nội
» hỏi về các công việc trong sân bay
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết