Khi bạn mắc lỗi trong công việc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khi bạn mắc lỗi trong công việc
Không ai có thể tránh được những sai sót trong suốt sự nghiệp của mình. Cách xử lý khi mắc lỗi mới là vấn đề đáng quan tâm. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây nhé.
1. Mạnh dạn nhận lỗi
Ngay khi phát hiện ra mình mắc lỗi, hãy "tự thú" với nhà quản lý, đừng đợi đến lúc người khác phát hiện ra, trừ khi đó là lỗi quá nhỏ, không ảnh hưởng đến ai.
2. Bàn với lãnh đạo phương hướng khắc phục
Hãy chủ động tìm giải pháp khắc phục sai lầm vì chính bạn là người đã gây ra phiền phức. Khi đến gặp lãnh đạo để nhận lỗi cũng là lúc bạn cần giải trình những giải pháp khắc phục hậu quả sao cho lãnh đạo hiểu rằng sau những khắc phục đó, hậu quả sẽ là rất nhỏ, và thể hiện rằng bạn là người rất có trách nhiệm.
Nếu việc khắc phục phải kèm theo chi phí cũng đừng ngại đề xuất. Quan trọng là thái độ thành khẩn của bạn và sức thuyết phục của giải pháp bạn đưa ra thôi.
3. Đừng đổ lỗi cho người khác
Khi mắc lỗi, rất có thể chúng ta vì quá hoảng hốt mà không làm chủ được bản thân, có thể đổ lỗi tại người này người khác. Một phần vì sợ bị lãnh đạo khiển trách, phần vì sợ trách nhiệm. Đó là một hành động sai lầm.
Hãy bình tĩnh nhận lỗi và khuyến khích những người liên quan cùng khắc phục với mình. Bạn sẽ nhận được từ họ sự thông cảm và chia sẻ, giúp đỡ, thậm chí họ còn giúp bạn giải thích với lãnh đạo nữa.
4. Đừng quá dằn vặt, tự ti
Bạn hãy tỏ ra biết lỗi nhưng không nên quá dằn vặt mình đến mức buồn bã hay khóc lóc. Làm như vậy chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy thương hại mà thôi. Thật ra ai cũng có lúc mắc sai lầm, điều đó không liên quan đến năng lực của bạn trong công việc
5. Sử dụng thời gian riêng để khắc phục lỗi
Bạn muốn khắc phục lỗi ngay sau khi mắc phải nhưng dây chuyền công việc không cho phép bạn dừng lại để làm việc khác. Hãy sử dụng thời gian cá nhân của bạn để khắc phục lỗi lầm (giờ nghỉ trưa, buổi tối,...). Tất nhiên, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đề nghị cơ quan trả lương làm thêm cho khoảng thời gian đó.
1. Mạnh dạn nhận lỗi
Ngay khi phát hiện ra mình mắc lỗi, hãy "tự thú" với nhà quản lý, đừng đợi đến lúc người khác phát hiện ra, trừ khi đó là lỗi quá nhỏ, không ảnh hưởng đến ai.
2. Bàn với lãnh đạo phương hướng khắc phục
Hãy chủ động tìm giải pháp khắc phục sai lầm vì chính bạn là người đã gây ra phiền phức. Khi đến gặp lãnh đạo để nhận lỗi cũng là lúc bạn cần giải trình những giải pháp khắc phục hậu quả sao cho lãnh đạo hiểu rằng sau những khắc phục đó, hậu quả sẽ là rất nhỏ, và thể hiện rằng bạn là người rất có trách nhiệm.
Nếu việc khắc phục phải kèm theo chi phí cũng đừng ngại đề xuất. Quan trọng là thái độ thành khẩn của bạn và sức thuyết phục của giải pháp bạn đưa ra thôi.
3. Đừng đổ lỗi cho người khác
Khi mắc lỗi, rất có thể chúng ta vì quá hoảng hốt mà không làm chủ được bản thân, có thể đổ lỗi tại người này người khác. Một phần vì sợ bị lãnh đạo khiển trách, phần vì sợ trách nhiệm. Đó là một hành động sai lầm.
Hãy bình tĩnh nhận lỗi và khuyến khích những người liên quan cùng khắc phục với mình. Bạn sẽ nhận được từ họ sự thông cảm và chia sẻ, giúp đỡ, thậm chí họ còn giúp bạn giải thích với lãnh đạo nữa.
4. Đừng quá dằn vặt, tự ti
Bạn hãy tỏ ra biết lỗi nhưng không nên quá dằn vặt mình đến mức buồn bã hay khóc lóc. Làm như vậy chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy thương hại mà thôi. Thật ra ai cũng có lúc mắc sai lầm, điều đó không liên quan đến năng lực của bạn trong công việc
5. Sử dụng thời gian riêng để khắc phục lỗi
Bạn muốn khắc phục lỗi ngay sau khi mắc phải nhưng dây chuyền công việc không cho phép bạn dừng lại để làm việc khác. Hãy sử dụng thời gian cá nhân của bạn để khắc phục lỗi lầm (giờ nghỉ trưa, buổi tối,...). Tất nhiên, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đề nghị cơ quan trả lương làm thêm cho khoảng thời gian đó.
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Những giá trị trong cuộc sống
» Điều chỉnh quy hoạch Nội Bài: Xứng tầm Thủ đô trong tương lai
» Sân bay trong lòng thành phố: Cần những quy hoạch đồng bộ
» Lỗ hổng trong mạng lưới hàng không Mỹ
» Phú Quốc - Đảo Ngọc điểm đến của bạn
» Điều chỉnh quy hoạch Nội Bài: Xứng tầm Thủ đô trong tương lai
» Sân bay trong lòng thành phố: Cần những quy hoạch đồng bộ
» Lỗ hổng trong mạng lưới hàng không Mỹ
» Phú Quốc - Đảo Ngọc điểm đến của bạn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết