Những sân bay kinh hoàng trên thế giới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những sân bay kinh hoàng trên thế giới
Ghét đi máy bay ư? Bạn chẳng phải là người duy nhất. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ vì máy bay làm bạn bị nhức đầu kinh khủng hay vì bạn sợ độ cao. Mà tại một số nơi, nội chuyện lên xuống máy bay thật sự là cơn ác mộng. Đứng hàng đầu trong danh sách những sân bay kinh khủng nhất thế giới do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình chọn chính là sân bay quốc tế Baghdad (Iraq). Hãy nghe lời bình luận của nhà báo Alan T.Duffin trên Tạp chí Air & Space: "Trước khi nhảy khỏi ghế và túm lấy tiếp viên để phàn nàn, bạn hãy cân nhắc đến một tin tốt lành: Máy bay vừa tránh được một quả tên lửa". Tất nhiên lời nhận xét trên có phần cường điệu, nhưng không phải là thiếu cơ sở. Sân bay quốc tế Baghdad nằm trong vùng xung đột. Khi bắt đầu hạ cánh, máy bay sẽ bay theo đường xoắn ốc, phương pháp thường được dùng để tránh hỏa lực phát ra từ những loại vũ khí như tên lửa vác vai. Một chiếc Airbus chở hàng của Hãng chuyển phát nhanh DHL đã trúng tên lửa loại này vào tháng 11.2003. Chưa hết, cảm giác kinh khủng một lần nữa ập đến khi bạn lên xe rời sân bay để về trung tâm Baghdad. Nhiều người đến Iraq đã đặt tên cho quãng đường từ trung tâm Baghdad tới sân bay là "xa lộ tử thần".
"Nơi đây chỉ có duy nhất sự bẩn thỉu, một cảm giác khó chịu như bị giam hãm và một số mối nguy tiềm ẩn", Patrick Smith của Tạp chí mạng Salon.com đã nói như thế về sân bay quốc tế Léopold Sédar Senghor ở Senegal. Là trung tâm giao thông của khu vực, nhưng hành khách đến Tây Phi luôn tránh đến sân bay này. Tại sao lại tệ hại đến vậy? Bởi vì nơi đây chỉ có phòng đứng chứ chẳng có phòng ngồi đợi. Một khi bạn đã hạ cánh tại Léopold Sédar Senghor thì đừng hòng nghĩ đến chuyện được thư giãn. Ngoài chuyện chẳng có ghế ngồi cho hành khách, khi bạn đứng một chỗ lâu cũng sẽ bị nhắc nhở. Chưa kể bạn phải xếp hàng mất 3 giờ để qua trạm kiểm soát xuất nhập cảnh. Và với bất cứ tình huống nào thì nhớ phải di chuyển lẹ lẹ nếu không muốn bị vây quanh bởi một đám đông người chào hàng "nhái". Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ không tồn tại lâu vì Chính phủ Senegal sẽ khai trương nhà ga mới vào năm 2010. Vẫn chưa có thông tin nào khẳng định sẽ có ghế ở nhà ga mới.
Có một lời khuyên dành cho những ai đến sân bay quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ là phải mang theo bình xịt côn trùng để đuổi ruồi muỗi. Hành khách cũng thường than phiền về những người ăn xin hung hăng tại đây; kèm theo đó là phòng vệ sinh nhớp nháp nhưng lại thu phí và tình trạng kim tiêm vứt bừa bãi trên sàn. Cách đây 9 năm, nhà ga chính phải đóng cửa trong vài tháng sau sự kiện một máy bay từ Nepal tới đây đã bị cướp. Tình hình có vẻ sáng sủa hơn khi chính phủ thành lập lực lượng cảnh sát du lịch đặc biệt sau khi một du khách Úc bị tài xế taxi giết hại trên đường ra sân bay vào năm 2004. Song đến năm 2005, tại đây lại xảy ra một vụ bê bối. Chẳng biết nhầm lẫn thế nào mà nhà cung cấp truyền hình cáp đã phát sóng một bộ phim "tươi mát" trên các màn hình ti vi làm hành khách già trẻ, bé lớn được một phen "rửa mắt".
Nếu bạn phải ngồi trên mặt nhựa đường phủ đá dăm để đợi máy bay cất cánh đến Chicago, London hoặc châu Á thì có nhiều khả năng bạn đang ở sân bay quốc tế Brasilia của Brazil. Theo Tạp chí Forbes, đây là sân bay có nhiều chuyến xuất phát trễ nhất thế giới, với chưa đầy 27% chuyến bay cất cánh trong vòng 15 phút sau giờ xuất phát theo lịch trình trong năm 2007. Kế đến là sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) với 33% chuyến bay đúng giờ; hai sân bay Guarulhos và Congonhas - cùng ở Sao Paulo xếp tiếp theo với lần lượt 41% và 43%. Sân bay Charles de Gaulle của Pháp cũng lọt vào danh sách "tai tiếng" này với khoảng 50% chuyến bay thương mại cất cánh đúng giờ. Sân bay trên cũng bị đánh giá là "một điều ô nhục, giống như phi trường ở một nước thế giới thứ ba" - theo nhận xét của Michel-Yves Labbé, Tổng giám đốc Công ty du lịch Directours (Pháp). Dù không đối mặt với nguy cơ tên lửa đất đối không hoặc mèo hoang đi lang thang, nhưng du khách đến Paris sẽ phải chứng kiến các nhà ga đầy bụi bẩn, nhân viên thô lỗ, giá thức ăn đắt đỏ và nhiều điều "í ẹ" khác nữa.
"Nơi đây chỉ có duy nhất sự bẩn thỉu, một cảm giác khó chịu như bị giam hãm và một số mối nguy tiềm ẩn", Patrick Smith của Tạp chí mạng Salon.com đã nói như thế về sân bay quốc tế Léopold Sédar Senghor ở Senegal. Là trung tâm giao thông của khu vực, nhưng hành khách đến Tây Phi luôn tránh đến sân bay này. Tại sao lại tệ hại đến vậy? Bởi vì nơi đây chỉ có phòng đứng chứ chẳng có phòng ngồi đợi. Một khi bạn đã hạ cánh tại Léopold Sédar Senghor thì đừng hòng nghĩ đến chuyện được thư giãn. Ngoài chuyện chẳng có ghế ngồi cho hành khách, khi bạn đứng một chỗ lâu cũng sẽ bị nhắc nhở. Chưa kể bạn phải xếp hàng mất 3 giờ để qua trạm kiểm soát xuất nhập cảnh. Và với bất cứ tình huống nào thì nhớ phải di chuyển lẹ lẹ nếu không muốn bị vây quanh bởi một đám đông người chào hàng "nhái". Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ không tồn tại lâu vì Chính phủ Senegal sẽ khai trương nhà ga mới vào năm 2010. Vẫn chưa có thông tin nào khẳng định sẽ có ghế ở nhà ga mới.
Có một lời khuyên dành cho những ai đến sân bay quốc tế Indira Gandhi ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ là phải mang theo bình xịt côn trùng để đuổi ruồi muỗi. Hành khách cũng thường than phiền về những người ăn xin hung hăng tại đây; kèm theo đó là phòng vệ sinh nhớp nháp nhưng lại thu phí và tình trạng kim tiêm vứt bừa bãi trên sàn. Cách đây 9 năm, nhà ga chính phải đóng cửa trong vài tháng sau sự kiện một máy bay từ Nepal tới đây đã bị cướp. Tình hình có vẻ sáng sủa hơn khi chính phủ thành lập lực lượng cảnh sát du lịch đặc biệt sau khi một du khách Úc bị tài xế taxi giết hại trên đường ra sân bay vào năm 2004. Song đến năm 2005, tại đây lại xảy ra một vụ bê bối. Chẳng biết nhầm lẫn thế nào mà nhà cung cấp truyền hình cáp đã phát sóng một bộ phim "tươi mát" trên các màn hình ti vi làm hành khách già trẻ, bé lớn được một phen "rửa mắt".
Nếu bạn phải ngồi trên mặt nhựa đường phủ đá dăm để đợi máy bay cất cánh đến Chicago, London hoặc châu Á thì có nhiều khả năng bạn đang ở sân bay quốc tế Brasilia của Brazil. Theo Tạp chí Forbes, đây là sân bay có nhiều chuyến xuất phát trễ nhất thế giới, với chưa đầy 27% chuyến bay cất cánh trong vòng 15 phút sau giờ xuất phát theo lịch trình trong năm 2007. Kế đến là sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) với 33% chuyến bay đúng giờ; hai sân bay Guarulhos và Congonhas - cùng ở Sao Paulo xếp tiếp theo với lần lượt 41% và 43%. Sân bay Charles de Gaulle của Pháp cũng lọt vào danh sách "tai tiếng" này với khoảng 50% chuyến bay thương mại cất cánh đúng giờ. Sân bay trên cũng bị đánh giá là "một điều ô nhục, giống như phi trường ở một nước thế giới thứ ba" - theo nhận xét của Michel-Yves Labbé, Tổng giám đốc Công ty du lịch Directours (Pháp). Dù không đối mặt với nguy cơ tên lửa đất đối không hoặc mèo hoang đi lang thang, nhưng du khách đến Paris sẽ phải chứng kiến các nhà ga đầy bụi bẩn, nhân viên thô lỗ, giá thức ăn đắt đỏ và nhiều điều "í ẹ" khác nữa.
Theo Thanh Niên
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Dự án mở rộng SB Bắc Kinh hoàn tất
» Hàng không và khủng hoảng kinh tế
» Thử nghiệm Wifi tại nhà ga T3 sân bay Bắc Kinh
» SB Bắc Kinh: tạm đóng cửa trong buổi lễ khai mạc Oplympic 2008
» Cấp Giấy phép kinh doanh cho Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam
» Hàng không và khủng hoảng kinh tế
» Thử nghiệm Wifi tại nhà ga T3 sân bay Bắc Kinh
» SB Bắc Kinh: tạm đóng cửa trong buổi lễ khai mạc Oplympic 2008
» Cấp Giấy phép kinh doanh cho Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết