Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đầu tiên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đầu tiên
Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đầu tiên
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa rời xưởng tại cảng Đại Liên ở vùng đông bắc sáng nay để thực hiện hành trình trên biển.
Xinhua dẫn nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết chuyến hành trình đầu tiên này diễn ra đúng theo tiến trình của dự án cải tạo tàu và sẽ không kéo dài lâu. Sau khi kết thúc chuyến đi, tàu sẽ tiếp tục được cải tạo và thử nghiệm.
Con tàu này có nguyên bản là tàu Varyag, được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraina năm 1985. Khi hoàn thành được 70% với phần khung sườn hoàn chỉnh nhưng chưa gắn động cơ và các thiết bị khác thì Liên Xô sụp đổ. Do đó tàu Varyag được chuyển giao cho Ukraina sở hữu.
Nhưng do không có kinh phí hoàn thiện, năm 1998 Ukraina bán thanh lý vỏ tàu Varyag và một khách hàng Trung Quốc đã chiến thắng trong cuộc đấu giá. Sau đó vỏ tàu được kéo về cảng Đại Liên của Trung Quốc và thay vì biến thành một khách sạn nổi, nó được hoàn thiện thành chiếc tàu sân bay như thiết kế ban đầu.
Bắc Kinh tháng trước cho biết tàu sân bay này sẽ chỉ được dùng cho các mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Các nước láng giềng gần đây tỏ ra quan ngại về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc cũng như thái độ của nước này về chủ quyền biển đảo, AFP nhận định.
Trên thực tế, tàu sân bay này là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay, không thể so sánh với các tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp hiện nay. Tàu sân bay của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu của Trung Quốc có thiết kế 67.500 tấn chạy bằng năng lượng thường.
Việc triển khai con tàu này sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.
Trung Quốc hôm 28/7 khẳng định họ theo đuổi một chương trình tàu sân bay. Bắc Kinh cũng đang đóng thêm hai tàu sân bay nữa ở cảng tại Thượng Hải, Reuters dẫn nguồn tin thân cận với bộ máy lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) - lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới - thường bí mật về các chương trình quốc phòng của họ, vốn được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí khổng lồ nhờ bùng nổ kinh tế. Hải quân nước này cũng nằm trong PLA.
Mai Trang - ebank.vnexpress.net
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa rời xưởng tại cảng Đại Liên ở vùng đông bắc sáng nay để thực hiện hành trình trên biển.
Xinhua dẫn nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết chuyến hành trình đầu tiên này diễn ra đúng theo tiến trình của dự án cải tạo tàu và sẽ không kéo dài lâu. Sau khi kết thúc chuyến đi, tàu sẽ tiếp tục được cải tạo và thử nghiệm.
Con tàu này có nguyên bản là tàu Varyag, được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraina năm 1985. Khi hoàn thành được 70% với phần khung sườn hoàn chỉnh nhưng chưa gắn động cơ và các thiết bị khác thì Liên Xô sụp đổ. Do đó tàu Varyag được chuyển giao cho Ukraina sở hữu.
Nhưng do không có kinh phí hoàn thiện, năm 1998 Ukraina bán thanh lý vỏ tàu Varyag và một khách hàng Trung Quốc đã chiến thắng trong cuộc đấu giá. Sau đó vỏ tàu được kéo về cảng Đại Liên của Trung Quốc và thay vì biến thành một khách sạn nổi, nó được hoàn thiện thành chiếc tàu sân bay như thiết kế ban đầu.
Bắc Kinh tháng trước cho biết tàu sân bay này sẽ chỉ được dùng cho các mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Các nước láng giềng gần đây tỏ ra quan ngại về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc cũng như thái độ của nước này về chủ quyền biển đảo, AFP nhận định.
Trên thực tế, tàu sân bay này là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay, không thể so sánh với các tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp hiện nay. Tàu sân bay của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu của Trung Quốc có thiết kế 67.500 tấn chạy bằng năng lượng thường.
Việc triển khai con tàu này sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.
Trung Quốc hôm 28/7 khẳng định họ theo đuổi một chương trình tàu sân bay. Bắc Kinh cũng đang đóng thêm hai tàu sân bay nữa ở cảng tại Thượng Hải, Reuters dẫn nguồn tin thân cận với bộ máy lãnh đạo Trung Quốc cho biết.
Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) - lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới - thường bí mật về các chương trình quốc phòng của họ, vốn được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí khổng lồ nhờ bùng nổ kinh tế. Hải quân nước này cũng nằm trong PLA.
Mai Trang - ebank.vnexpress.net
noibaihotel- Lớp 10
- Tổng số bài gửi : 89
Registration date : 05/08/2011
Similar topics
» Hàng không Thái đến Miền Trung
» Trung quốc: 30 người đẩy máy bay bị sự cố
» Trung Quốc 'giải trình' về kế hoạch tàu sân bay
» Máy bay tàng hình của Trung Quốc tái xuất
» Ủng hộ đồng bào lũ lụt cơn bão số 5
» Trung quốc: 30 người đẩy máy bay bị sự cố
» Trung Quốc 'giải trình' về kế hoạch tàu sân bay
» Máy bay tàng hình của Trung Quốc tái xuất
» Ủng hộ đồng bào lũ lụt cơn bão số 5
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết