Đi máy bay giá rẻ: Chạy… và chạy!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đi máy bay giá rẻ: Chạy… và chạy!
Vào mùa siêu khuyến mãi (từ tháng 8 đến tháng 12) tại các “thiên đường mua sắm” như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hồng Công (Trung Quốc) và Bali (Indonesia), các hãng hàng không giá rẻ đang có mặt tại thị trường Việt Nam đã ăn nên làm ra. Người người đua nhau “giành” vé rẻ bằng cách đăng ký qua mạng hoặc nhờ các đại lý vé máy bay tại các công ty du lịch đặt mua giùm… Từ đây, nhiều chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra.
Chạy marathon với giá... vé
Hành khách đang ngồi chờ tại sân bay dành cho các hãng hàng không giá rẻ tại Malaysia. Ảnh: MINH THẢO
Muốn đăng ký mua vé rẻ qua mạng, khách hàng phải có credit card, nếu không có credit card thì phải chạy đến các đại lý du lịch để nhờ đặt vé. Tuy nhiên, phí đặt vé qua mạng sẽ bị lấy từ 7 đến 10 đô la/người, đó là chưa kể giá bị tung lên, rớt xuống tùy vào từng thời điểm đăng ký mua? “Giá thay đổi từng phút chứ từng giờ gì. Chị không mua thì một tiếng sau quay lại giá nhảy lên chị phải chịu”, một nhân viên bán vé tại đại lý vé của Tiger Airways trên đường Lê Thánh Tôn nói lạnh lùng qua điện thoại với khách hàng.
Sau khi vào trang web đăng ký vé của Tiger Airways, chúng tôi nhẩm tính chuyến bay khứ hồi TPHCM - Singapore - TPHCM (cộng luôn thuế) khoảng 229 đô la. Gọi điện thoại đến đặt vé tại Tiger Airways, cô bán vé cho biết “Giá khứ hồi 310 đô la”. Ủa? Sao tăng dữ vậy em, chị xem trên mạng chỉ có 229 đô la? “Tụi em lấy phí 10 đô, 20 đô phí hành lý và… bây giờ giá cao lên vậy đó, chị mua không?”. Tiếc tiền quá, nếu có credit card thì đỡ tốn mấy chục đô la rồi. Ngẩm nghĩ một hồi, chúng tôi quyết định chạy thẳng đến văn phòng bán vé để hỏi kỹ hơn. “Khứ hồi TPHCM đi Singapore giá 360 đô?”. “Trời, tiếp tục tăng giá… kỳ vậy, mới hơn 300, bây giờ…?”. “Vậy chị mua không, không mua giá sẽ tăng tiếp”.
Giá rẻ mà bắt người mua thót tim hoài như vậy thì chắc chịu thua! Thế là chúng tôi chuyển qua đại lý bán vé của Air Asia, nằm trên đường Hàm Nghi (lấy tên là Du lịch Việt). Chúng tôi cũng đổi luôn hành trình để đến Malaysia. Để chắc ăn, chúng tôi gọi điện đến trước để kiểm tra giá, cô nhân viên nhỏ nhẹ cho biết giá trọn gói (bao gồm thuế và hành lý 20kg) cho hành trình Singapore - Malaysia - TPHCM tổng cộng 192 đô la. Hay quá, chi phí nghe rất thích hợp với túi tiền của công chức nhà nước đi du lịch nước ngoài. “Vậy chừng nào chị lấy vé được?”, tôi hỏi. Cô bán vé trả lời: “Trong vòng một tiếng đồng hồ chị phải có mặt để tụi em xuất vé”. Thế là ba chân bốn cẳng, chúng tôi chạy đến đường Hàm Nghi.
Vừa thở hổn hển vừa đưa số chuyến bay (lấy qua điện thoại) cho cô nhân viên, chúng tôi ngồi đợi để lấy vé. “Chị ơi, giá vé tổng cộng sẽ là 252 đô la chị nhé!”. “Không, sai rồi, chỉ có 192 thôi em à”, chúng tôi cố giải thích. Cuối cùng cô nhân viên nói, chị đã đến trễ 5 phút, giá đã tăng lên. Thôi thì em bớt cho chị mỗi vé 3 đô tiền phí đặt vé.
Nào, cùng chạy!
Chạy đua với vé giá rẻ đã hết hơi, ai dè đến sân bay, thêm một màn “chạy tiếp sức” nữa lại diễn ra.
Nhiều hành khách chưa có kinh nghiệm bay cùng các hãng hàng không giá rẻ cứ thắc mắc tìm số ghế ngồi trên thẻ lên máy bay. Cuối cùng họ tá hỏa khi biết rằng đi giá rẻ nghĩa là ngồi tự do, nhanh chân thì có chỗ ngồi tốt, chậm thì coi như xuống hạng bét ngồi.
Nhiều người thắc mắc, tại sao không sắp xếp chỗ ngồi cho những ai làm thủ tục trước? Tự do tìm chỗ ngồi đồng nghĩa với việc mất trật tự và không công bằng.
Quả thật, nhiều vị khách quá “rành” vé giá rẻ đã tranh thủ “xí” chỗ ngay trước lối đi. Khi nhân viên sân bay phất tay ra hiệu vào, thế là cả trăm con người cùng chạy… Con nít, người lớn đều chạy như nhau. Một cháu bé khoảng 10 tuổi người Malaysia vừa chạy vừa nói to: “Chạy mau bố ơi, hết chỗ ngồi thì sao?”.
Đúng theo quy luật, ai nhanh chân thì có chỗ ngồi tốt. Chúng tôi cứ nghĩ do máy bay quá nhỏ nên mới có màn trình diễn chạy đua tìm chỗ ngồi như vậy? Thế nhưng, thật sự khi đã an tọa trên máy bay, nhìn quanh chúng tôi vẫn thấy còn vài chỗ trống và máy bay không quá nhỏ. Vậy tại sao họ lại áp dụng kiểu “free seats” (ngồi tự do) như vậy? Cho đến khi viết bài này, tôi vẫn còn thắc mắc hoài câu hỏi đó!
Mua sắm trên không
Trước chỗ ngồi của mỗi hành khách là những catologues gồm đủ loại sản phẩm có bán trên máy bay. Khách có thể yêu cầu xem hàng trước khi mua. Các cô tiếp viên hàng không vòng tới vòng lui để giới thiệu sản phẩm. Cũng có vài vị khách mua hàng làm kỷ niệm cho chuyến bay giá rẻ đầu tiên của mình.
Hai tiếng đồng hồ quả nhiên không dài nhưng cũng không quá ngắn để nhịn khát, vì thế nước giải khát có lẽ là mặt hàng đắt giá được mua nhiều nhất, kế tiếp là mì gói và cà phê.
Cuối cùng chuyến bay cũng sắp hạ cánh xuống sân bay Malaysia, nhìn từ trên cao, sân bay khá khiêm tốn và chỉ thấy toàn máy bay của hãng Air Asia. Sau này chúng tôi được vị khách người Malaysia giải thích đây không phải là sân bay quốc tế chính mà là sân bay dành cho các chuyến bay giá rẻ đáp xuống.
Có lẽ đó là cách phân biệt rõ ràng nhất giữa hai loại giá. Máy bay đáp xuống khá nhanh, hành khách đang ngơ ngác vì không thấy một chiếc xe buýt nào ra đón thì một nhân viên mặt đất phất cờ ra hiệu: “Walk” (đi bộ). Một đoàn người lại rần rần vừa đi vừa chạy theo sự ra hiệu của nhân viên mặt đất. Đoạn đường khá dài, một vài người lên tiếng “Tại sao lại đối xử như vậy chứ?”. “Dễ hiểu thôi, đi giá rẻ mà”…
Dĩ nhiên, chuyến bay về chúng tôi cũng gặp những chuyện tương tự, nhiều người cùng chạy và trong đó không ít người lo lắng liệu có chạy chậm và sẽ không có ghế ngồi!
Tại sân bay Malaysia, chúng tôi gặp một số lao động Việt Nam, họ đang háo hức ngày về vì hết hợp đồng lao động. Ai trong số họ cũng có kinh nghiệm đi máy bay giá rẻ. Họ chỉ cho chúng tôi một số “chiêu” để dùng, họ cũng biết rằng đi giá rẻ là vậy đó nhưng nếu không đi giá rẻ họ sẽ không dư nhiều tiền để đem về cho gia đình.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp một hướng dẫn viên du lịch, anh ta lúc nào cũng cầm cờ và chạy lăng xăng để tìm đường cho đoàn khách của mình. Đến lúc ra máy bay, anh lấy hết sức chạy… đua vì không chỉ giành chỗ cho mình mà còn phải giữ chỗ cho cả một đoàn khách trên 10 người .
Theo Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Chạy marathon với giá... vé
Hành khách đang ngồi chờ tại sân bay dành cho các hãng hàng không giá rẻ tại Malaysia. Ảnh: MINH THẢO
Muốn đăng ký mua vé rẻ qua mạng, khách hàng phải có credit card, nếu không có credit card thì phải chạy đến các đại lý du lịch để nhờ đặt vé. Tuy nhiên, phí đặt vé qua mạng sẽ bị lấy từ 7 đến 10 đô la/người, đó là chưa kể giá bị tung lên, rớt xuống tùy vào từng thời điểm đăng ký mua? “Giá thay đổi từng phút chứ từng giờ gì. Chị không mua thì một tiếng sau quay lại giá nhảy lên chị phải chịu”, một nhân viên bán vé tại đại lý vé của Tiger Airways trên đường Lê Thánh Tôn nói lạnh lùng qua điện thoại với khách hàng.
Sau khi vào trang web đăng ký vé của Tiger Airways, chúng tôi nhẩm tính chuyến bay khứ hồi TPHCM - Singapore - TPHCM (cộng luôn thuế) khoảng 229 đô la. Gọi điện thoại đến đặt vé tại Tiger Airways, cô bán vé cho biết “Giá khứ hồi 310 đô la”. Ủa? Sao tăng dữ vậy em, chị xem trên mạng chỉ có 229 đô la? “Tụi em lấy phí 10 đô, 20 đô phí hành lý và… bây giờ giá cao lên vậy đó, chị mua không?”. Tiếc tiền quá, nếu có credit card thì đỡ tốn mấy chục đô la rồi. Ngẩm nghĩ một hồi, chúng tôi quyết định chạy thẳng đến văn phòng bán vé để hỏi kỹ hơn. “Khứ hồi TPHCM đi Singapore giá 360 đô?”. “Trời, tiếp tục tăng giá… kỳ vậy, mới hơn 300, bây giờ…?”. “Vậy chị mua không, không mua giá sẽ tăng tiếp”.
Giá rẻ mà bắt người mua thót tim hoài như vậy thì chắc chịu thua! Thế là chúng tôi chuyển qua đại lý bán vé của Air Asia, nằm trên đường Hàm Nghi (lấy tên là Du lịch Việt). Chúng tôi cũng đổi luôn hành trình để đến Malaysia. Để chắc ăn, chúng tôi gọi điện đến trước để kiểm tra giá, cô nhân viên nhỏ nhẹ cho biết giá trọn gói (bao gồm thuế và hành lý 20kg) cho hành trình Singapore - Malaysia - TPHCM tổng cộng 192 đô la. Hay quá, chi phí nghe rất thích hợp với túi tiền của công chức nhà nước đi du lịch nước ngoài. “Vậy chừng nào chị lấy vé được?”, tôi hỏi. Cô bán vé trả lời: “Trong vòng một tiếng đồng hồ chị phải có mặt để tụi em xuất vé”. Thế là ba chân bốn cẳng, chúng tôi chạy đến đường Hàm Nghi.
Vừa thở hổn hển vừa đưa số chuyến bay (lấy qua điện thoại) cho cô nhân viên, chúng tôi ngồi đợi để lấy vé. “Chị ơi, giá vé tổng cộng sẽ là 252 đô la chị nhé!”. “Không, sai rồi, chỉ có 192 thôi em à”, chúng tôi cố giải thích. Cuối cùng cô nhân viên nói, chị đã đến trễ 5 phút, giá đã tăng lên. Thôi thì em bớt cho chị mỗi vé 3 đô tiền phí đặt vé.
Nào, cùng chạy!
Chạy đua với vé giá rẻ đã hết hơi, ai dè đến sân bay, thêm một màn “chạy tiếp sức” nữa lại diễn ra.
Nhiều hành khách chưa có kinh nghiệm bay cùng các hãng hàng không giá rẻ cứ thắc mắc tìm số ghế ngồi trên thẻ lên máy bay. Cuối cùng họ tá hỏa khi biết rằng đi giá rẻ nghĩa là ngồi tự do, nhanh chân thì có chỗ ngồi tốt, chậm thì coi như xuống hạng bét ngồi.
Nhiều người thắc mắc, tại sao không sắp xếp chỗ ngồi cho những ai làm thủ tục trước? Tự do tìm chỗ ngồi đồng nghĩa với việc mất trật tự và không công bằng.
Quả thật, nhiều vị khách quá “rành” vé giá rẻ đã tranh thủ “xí” chỗ ngay trước lối đi. Khi nhân viên sân bay phất tay ra hiệu vào, thế là cả trăm con người cùng chạy… Con nít, người lớn đều chạy như nhau. Một cháu bé khoảng 10 tuổi người Malaysia vừa chạy vừa nói to: “Chạy mau bố ơi, hết chỗ ngồi thì sao?”.
Đúng theo quy luật, ai nhanh chân thì có chỗ ngồi tốt. Chúng tôi cứ nghĩ do máy bay quá nhỏ nên mới có màn trình diễn chạy đua tìm chỗ ngồi như vậy? Thế nhưng, thật sự khi đã an tọa trên máy bay, nhìn quanh chúng tôi vẫn thấy còn vài chỗ trống và máy bay không quá nhỏ. Vậy tại sao họ lại áp dụng kiểu “free seats” (ngồi tự do) như vậy? Cho đến khi viết bài này, tôi vẫn còn thắc mắc hoài câu hỏi đó!
Mua sắm trên không
Trước chỗ ngồi của mỗi hành khách là những catologues gồm đủ loại sản phẩm có bán trên máy bay. Khách có thể yêu cầu xem hàng trước khi mua. Các cô tiếp viên hàng không vòng tới vòng lui để giới thiệu sản phẩm. Cũng có vài vị khách mua hàng làm kỷ niệm cho chuyến bay giá rẻ đầu tiên của mình.
Hai tiếng đồng hồ quả nhiên không dài nhưng cũng không quá ngắn để nhịn khát, vì thế nước giải khát có lẽ là mặt hàng đắt giá được mua nhiều nhất, kế tiếp là mì gói và cà phê.
Cuối cùng chuyến bay cũng sắp hạ cánh xuống sân bay Malaysia, nhìn từ trên cao, sân bay khá khiêm tốn và chỉ thấy toàn máy bay của hãng Air Asia. Sau này chúng tôi được vị khách người Malaysia giải thích đây không phải là sân bay quốc tế chính mà là sân bay dành cho các chuyến bay giá rẻ đáp xuống.
Có lẽ đó là cách phân biệt rõ ràng nhất giữa hai loại giá. Máy bay đáp xuống khá nhanh, hành khách đang ngơ ngác vì không thấy một chiếc xe buýt nào ra đón thì một nhân viên mặt đất phất cờ ra hiệu: “Walk” (đi bộ). Một đoàn người lại rần rần vừa đi vừa chạy theo sự ra hiệu của nhân viên mặt đất. Đoạn đường khá dài, một vài người lên tiếng “Tại sao lại đối xử như vậy chứ?”. “Dễ hiểu thôi, đi giá rẻ mà”…
Dĩ nhiên, chuyến bay về chúng tôi cũng gặp những chuyện tương tự, nhiều người cùng chạy và trong đó không ít người lo lắng liệu có chạy chậm và sẽ không có ghế ngồi!
Tại sân bay Malaysia, chúng tôi gặp một số lao động Việt Nam, họ đang háo hức ngày về vì hết hợp đồng lao động. Ai trong số họ cũng có kinh nghiệm đi máy bay giá rẻ. Họ chỉ cho chúng tôi một số “chiêu” để dùng, họ cũng biết rằng đi giá rẻ là vậy đó nhưng nếu không đi giá rẻ họ sẽ không dư nhiều tiền để đem về cho gia đình.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp một hướng dẫn viên du lịch, anh ta lúc nào cũng cầm cờ và chạy lăng xăng để tìm đường cho đoàn khách của mình. Đến lúc ra máy bay, anh lấy hết sức chạy… đua vì không chỉ giành chỗ cho mình mà còn phải giữ chỗ cho cả một đoàn khách trên 10 người .
Theo Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết