Di chuyển bằng máy bay- những điều cần lưu ý về sức khỏe
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Di chuyển bằng máy bay- những điều cần lưu ý về sức khỏe
Nếu bạn dễ bị say khi đi máy bay, nên chọn chỗ ngồi phía cánh để ít bị chao đảo, hướng gió mát của máy lạnh về phía mặt. Ở độ cao hàng nghìn mét và tốc độ di chuyển hàng trăm km/h, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe, nhất là trong những chuyến đi dài.
1. Máu cục tĩnh mạch
Người có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch hoặc phổi; gia đình có vấn đề về đông máu, người hay bị chứng đông máu, bệnh nhân ung thư hoặc đã điều trị ung thư, có phẫu thuật lớn hoặc thay khớp xương hông, xương đầu gối trong vòng 3 tháng trước. Nguy cơ này cũng cao ở phụ nữ mới sinh, đang uống thuốc ngừa thai, người hút thuốc lá; người tuổi cao, béo phì. Để phòng tránh, bạn nên:
- Đừng xếp hành lý ở dưới hàng ghế trước mặt, để có khoảng trống cho đôi bàn chân cử động.
- Uống thêm nước lạnh, nước trái cây để tránh thiếu nước.
- Tránh uống nhiều cà phê, rượu mạnh vì các thứ này làm cho tiểu tiện nhiều, gây mất nước.
- Năng cử động chân, như đứng lên đi tới đi lui khi có thể.
- Khi ngồi, nên cử động thân mình, như là nhổm mông và bắp đùi lên khỏi mặt ghế, co duỗi đầu ngón chân, cử động, lắc bắp thịt ở bắp vế; co duỗi chân khi ngồi, vươn vai.
2. Cảm giác lùng bùng, đau trong tai
Rối loạn này dễ xảy ra hơn nếu bạn đang bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang, khi các ống thông tai với mũi miệng bị nghẹt, cản trở sự ra vào của không khí. Do đó, khi bị dị ứng hoặc bệnh hô hấp trầm trọng, nên hoãn chuyến bay. Và nếu triệu chứng trên thường xuyên xảy ra mỗi lần đi máy bay, nên đi khám để chữa trị nguyên nhân. Để tạm thời giảm thiểu khó khăn này, nên há miệng, cử động xương hàm qua lại (nhai kẹo cao su chẳng hạn) hoặc nuốt nước miếng.
3. Say máy bay
Hiện tượng này thường xảy ra với hành khách trên máy bay cánh quạt, ít khi xảy ra với máy bay phản lực. Ngoài việc dùng thuốc chống say, bạn có thể áp dụng các biện pháp:
+ Lấy chỗ ngồi phía trên cánh máy bay, nơi ít bị chao đảo.
+ Lựa máy bay loại lớn, lựa chỗ ngồi cạnh cửa sổ có thể nhìn ra ngoài.
+ Hướng gió mát máy lạnh về phía mặt.
+ Giảm thiểu thức ăn, nước uống có nhiều hơi, tránh uống rượu 24 giờ trước khi bay.
4. Một số lưu ý khác
- Huyết áp cao không kiềm chế được thì nên hạn chế bay.
- Bệnh nhân tiểu đường, nhất là type 1 nếu phải bay qua nhiều múi giờ thì nên mang insulin nhiều hơn nhu cầu một chút, với máy thử đường, ít viên kẹo.
- Người mới mổ ghép nối động mạch tim mà không có biến chứng cũng nên đợi 2 tuần lễ mới bay. Với các phẫu thuật khác ở bụng, ngực..., nên đợi lành hẳn vết mổ, đại tiểu tiện thông suốt.
- Sự thay đổi áp suất trong máy bay và không khí khô có thể ảnh hưởng tới người vừa được điều trị cườm mắt, thay ghép thủy tinh thể. Do đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay. Người hay bị khô mắt nên mang theo nước mắt nhân tạo, đặc biệt là những ai mang kính áp tròng hoặc bị viêm ngứa.
Theo SK & ĐS
1. Máu cục tĩnh mạch
Người có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch hoặc phổi; gia đình có vấn đề về đông máu, người hay bị chứng đông máu, bệnh nhân ung thư hoặc đã điều trị ung thư, có phẫu thuật lớn hoặc thay khớp xương hông, xương đầu gối trong vòng 3 tháng trước. Nguy cơ này cũng cao ở phụ nữ mới sinh, đang uống thuốc ngừa thai, người hút thuốc lá; người tuổi cao, béo phì. Để phòng tránh, bạn nên:
- Đừng xếp hành lý ở dưới hàng ghế trước mặt, để có khoảng trống cho đôi bàn chân cử động.
- Uống thêm nước lạnh, nước trái cây để tránh thiếu nước.
- Tránh uống nhiều cà phê, rượu mạnh vì các thứ này làm cho tiểu tiện nhiều, gây mất nước.
- Năng cử động chân, như đứng lên đi tới đi lui khi có thể.
- Khi ngồi, nên cử động thân mình, như là nhổm mông và bắp đùi lên khỏi mặt ghế, co duỗi đầu ngón chân, cử động, lắc bắp thịt ở bắp vế; co duỗi chân khi ngồi, vươn vai.
2. Cảm giác lùng bùng, đau trong tai
Rối loạn này dễ xảy ra hơn nếu bạn đang bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang, khi các ống thông tai với mũi miệng bị nghẹt, cản trở sự ra vào của không khí. Do đó, khi bị dị ứng hoặc bệnh hô hấp trầm trọng, nên hoãn chuyến bay. Và nếu triệu chứng trên thường xuyên xảy ra mỗi lần đi máy bay, nên đi khám để chữa trị nguyên nhân. Để tạm thời giảm thiểu khó khăn này, nên há miệng, cử động xương hàm qua lại (nhai kẹo cao su chẳng hạn) hoặc nuốt nước miếng.
3. Say máy bay
Hiện tượng này thường xảy ra với hành khách trên máy bay cánh quạt, ít khi xảy ra với máy bay phản lực. Ngoài việc dùng thuốc chống say, bạn có thể áp dụng các biện pháp:
+ Lấy chỗ ngồi phía trên cánh máy bay, nơi ít bị chao đảo.
+ Lựa máy bay loại lớn, lựa chỗ ngồi cạnh cửa sổ có thể nhìn ra ngoài.
+ Hướng gió mát máy lạnh về phía mặt.
+ Giảm thiểu thức ăn, nước uống có nhiều hơi, tránh uống rượu 24 giờ trước khi bay.
4. Một số lưu ý khác
- Huyết áp cao không kiềm chế được thì nên hạn chế bay.
- Bệnh nhân tiểu đường, nhất là type 1 nếu phải bay qua nhiều múi giờ thì nên mang insulin nhiều hơn nhu cầu một chút, với máy thử đường, ít viên kẹo.
- Người mới mổ ghép nối động mạch tim mà không có biến chứng cũng nên đợi 2 tuần lễ mới bay. Với các phẫu thuật khác ở bụng, ngực..., nên đợi lành hẳn vết mổ, đại tiểu tiện thông suốt.
- Sự thay đổi áp suất trong máy bay và không khí khô có thể ảnh hưởng tới người vừa được điều trị cườm mắt, thay ghép thủy tinh thể. Do đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay. Người hay bị khô mắt nên mang theo nước mắt nhân tạo, đặc biệt là những ai mang kính áp tròng hoặc bị viêm ngứa.
Theo SK & ĐS
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» Chuyến bay IFR
» Chuyến bay VFR
» Chuyến bay VFR có kiểm soát
» Mỗi chuyến bay an toàn là mỗi mùa Xuân
» Chuyến bay VFR đặc biệt
» Chuyến bay VFR
» Chuyến bay VFR có kiểm soát
» Mỗi chuyến bay an toàn là mỗi mùa Xuân
» Chuyến bay VFR đặc biệt
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết