Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hàng không tư nhân Việt Nam sẽ 'chết yểu'?

Go down

Hàng không tư nhân Việt Nam sẽ 'chết yểu'? Empty Hàng không tư nhân Việt Nam sẽ 'chết yểu'?

Bài gửi  khoatd 28/8/2008, 12:34

Sau đợt rầm rộ với việc nhiều doanh nghiệp đua nhau xin lập hãng hàng không tư nhân, đến nay, mọi việc lại trầm lắng khi hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam công bố hoãn kế hoạch bay khai trương.



Hàng không nội địa và thế giới thoái trào



Hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam-Vietjet Air (VJA) nhận giấy phép kinh doanh từ cuối tháng 12/2007. Sự kiện đã khiến dư luận quan tâm đặc biệt và mong chờ sự có mặt của hãng này sẽ góp phần làm đa dạng, tăng sức cạnh tranh cho thị trường vận tải hàng không nội địa.



Không lâu sau, Hãng hàng không tư nhân thứ 2-Air Speed Up (Tăng tốc) cũng được cấp phép hoạt động; Mê Kông Air (do Cty đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đại diện nhóm đầu tư) và một số cá nhân khác cũng nộp đơn lên Cục Hàng không Việt Nam xin phép hoặc tham vấn thành lập hãng...



Như một “cơn sốt” khuấy động thị trường hàng không Việt Nam khi có sự góp mặt của liên tiếp nhiều hãng hàng không nước ngoài xin phép mở đường bay tới Việt Nam như: Nok Air (Thái Lan), Hồng Kông Airlines, Lion Air (Indonesia), Cebu Pacific (Philippines)...



Đến nay, VJA đã công bố lùi thời điểm khai trương sang năm 2009, cùng với đó là cho Tổng GĐ điều hành người nước ngoài và nhiều nhân viên khác nghỉ việc.



Tổng GĐ VJA Nguyễn Đức Tâm cho biết: “Giá nhiên liệu thế giới tăng cao là một trở ngại cho VJA. Hiện, VJA đang nghiên cứu kế hoạch kinh doanh mới.



Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, trong vòng 2 năm nếu doanh nghiệp không triển khai bay thì sẽ bị thu hồi giấy phép”. Hãng hàng không Tăng tốc đang loay hoay xin đổi tên; Nok Air đã chấm dứt đường bay Băng Cốc-Hà Nội; Cebu Pacific cũng bỏ đường bay Manila-Hà Nội.



Trưởng ban Vận tải Hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) Võ Huy Cường cho biết: “Các hãng hàng không nhỏ của Đài Loan như Evar Air, China Airlines, Unie Air, Manderin Air cũng đang tính toán giảm tần suất bay tới Việt Nam”.



Ngay như Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) đã phải cắt giảm 10-20% chi phí thường xuyên. “Bão giá” nhiên liệu đã khiến cho VNA phải “thắt lưng buộc bụng” triệt để. “Một hướng mở trong tương lai của VNA là liên minh với một hãng hàng không nước ngoài” - Một quan chức VNA nói.



Buông dần hay thả cửa?



Cần phải nói thêm rằng, Cục Hàng không Việt Nam đã rất thận trọng khi có văn bản đề xuất với Chính phủ giới hạn tới năm 2010 chỉ cho phép thành lập 2 - 3 hãng hàng không. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi bài học từ hàng không Indonesia vẫn còn đó. Chỉ trong thời gian ngắn, nước này cấp phép đến 36 hãng hàng không - Chủ yếu hàng không tư nhân.



Năm 2007, máy bay các hãng Adam Air, Garuda liên tục rơi khiến hàng trăm người thiệt mạng. Liên minh châu Âu cũng liệt nhiều hãng hàng không của Indonesia vào danh sách đen cấm bay.



Tình trạng này là do cơ quan chức năng của Indonesia không kiểm soát nổi chất lượng an toàn bay của các hãng hàng không.



Cùng với các chính sách mới tạo điều kiện cho hàng không Việt Nam phát triển, gần đây, một loạt động thái mới của Nhà nước đã ít nhiều trợ giúp cho hàng không Việt Nam. Đầu tiên là nâng mức trần giá vé các đường bay nội địa, tiếp đến là giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không từ 15% xuống còn 5% và hiện nay là 0%.



Khi giá nhiên liệu thế giới tăng cao, Bộ tài chính lại tiếp tục cho các hãng hàng không nội địa được phép phụ thu phí xăng dầu các đường bay trong nước.



Thực tế cho thấy, các hãng hàng không nội địa đều mong muốn kinh doanh trong điều kiện không còn mức giới hạn giá trần. Điều mà đa số các nước trên thế giới đã làm từ lâu.



Tuy nhiên, dễ nhận thấy ở những nước đó, sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều hãng hàng không đã góp phần ổn định giá vé nhằm thu hút hành khách (ở Việt Nam hiện nay thực tế đang hoạt động chỉ có 2 hãng cạnh tranh là VNA và Jetstar Pacific).



Hơn nữa, sự khác biệt giữa các loại hình vận tải ở những nước này là tương đối, như: Tàu cao tốc, xe ô tô khách, tàu biển... thuận tiện cũng không kém gì máy bay, trong khi giá vé lại cạnh tranh.



Việc giá dầu tăng gần 80% trong năm nay đã khiến nhiều hãng hàng không đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Tại Mỹ, ít nhất đã có tới 5 hãng (gồm hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống trên 60 năm kinh nghiệm) phá sản kể từ tháng 3/2008, như: Aloha Airlines, Champion Air, ATA Airlines, Skybus Airlines và EoS.



Đáng chú ý là, hầu hết các hãng hàng không trên đều sử dụng máy bay cỡ nhỏ, nhưng cũng không chịu nổi khi mức giá nhiên liệu trên 135 USD/thùng.



Tại châu Á, Hãng hàng không Oasis (từng được xem là mô hình giá rẻ kiểu mẫu thành công nhất châu Á) đã phá sản ngày 9/4/2008.



Dự kiến năm 2008, VNA sẽ phải gánh thêm một khoản kinh phí là 2.200 tỷ đồng do giá nhiên liệu bay tăng cao. Jetstar Pacific thì đã phải hoãn khai thác một số đường bay nội địa trong tháng 8/2008.


Theo TPO

khoatd
Lớp 11
Lớp 11

Tổng số bài gửi : 98
Location : Noibai Airport
Registration date : 29/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết