Chụp ảnh máy bay ở sân bay Centrair Nagoya Nhật Bản
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: Chụp ảnh máy bay ở sân bay Centrair Nagoya Nhật Bản
Baltalon đã viết:Hì, em cũng mới lần đầu nghe nói máy bay cất cánh buổi sáng 1 kiểu, buổi chiều 1 kiểu...
Có thể lắm chứ, vì theo luật thì không phải lúc nào máy bay cũng cất cánh ngược gió. Mà còn do điều kiện không lưu, chiều dài và trang thiết bị đường cất hạ cánh. Nên cái này do đài chỉ huy quyết định.
aviator007- Lớp 4
- Tổng số bài gửi : 26
Registration date : 25/01/2008
Re: Chụp ảnh máy bay ở sân bay Centrair Nagoya Nhật Bản
Hì, em cũng mới lần đầu nghe nói máy bay cất cánh buổi sáng 1 kiểu, buổi chiều 1 kiểu...
Baltalon- Lớp 1
- Tổng số bài gửi : 5
Registration date : 30/06/2008
Re: Chụp ảnh máy bay ở sân bay Centrair Nagoya Nhật Bản
Không biết Bác Hiroshi có đặt hàng riêng cho hãng Sigma để có cái gọi là: trang bị “hàng khủng” ống kính 100 – 500mm của Sigma???? và tay nhà báo này nói quá: máy bay thì hạ cánh và cất cánh theo chiều ngược gió chứ đâu lại Buổi sáng các máy bay cất và hạ cánh từ phía bên trái sang phải của đài quan sát và ngược lại buổi chiều các máy bay hạ và cất cánh từ bên phải sang bên trái???
kanehoshi- Lớp 6
- Tổng số bài gửi : 43
Registration date : 29/06/2008
Chụp ảnh máy bay ở sân bay Centrair Nagoya Nhật Bản
Có dịp ghé qua sân bay Centrair ở thành phố Nagoya, tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp ở đây và đặc biệt là được nhìn những chiếc máy bay từ khoảng cách rất gần.
Với mật độ 2 - 4 phút một chiếc máy bay cất hoặc hạ cánh, sân bay Centrair trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch và cả những tay săn ảnh máy bay chuyên nghiệp
Sân bay độc đáo
Tên đầy đủ của Centrair là Central Japan International Airport Centrair, mọi người thường gọi với cái tên thân mật Centrair. Centrair là trung tâm giao thông có thể kết nối với tất cả các phương tiện đi lại bao gồm tàu cao tốc chạy trên biển, tàu điện, xe buýt, ô tô. Nhìn từ mặt cắt ngang, Centrair được thiết kế như một chiếc máy bay phản lực. “Hai cánh” của chiếc phản lực là đường máy bay với 25 cửa cho mỗi “cánh”. Phần bụng là khu vực sân bay bốn tầng với nhà hàng, khu mua sắm, trạm xe buýt và tàu điện. Phần đuôi là bến tàu biển cao tốc. Cuối cùng phần quan trọ­ng nhất và đẹp nhất chính là phần đầu của chiếc phản lực cũng là đài quan sát máy bay hướng ra phi đạo.
Đài quan sát của sân bay Centrair mở cửa tự do cho khách tham quan từ 7h30 sáng đến 21h00 tối. Có chiều dài hơn 100m, nơi đây có thể đón hàng ngàn khách tham quan cùng lúc và họ có thể nhìn thật gần những chiếc máy bay vốn chỉ nhỏ xíu trên bầu trời. Hai bên hành lang đài quan sát là nơi du khách có thể nhìn thấy các máy bay đang đón trả khách, những nhân viên sân bay đang vận chuyển hành lý ra vào bụng máy bay. Lần đầu tiên tôi được nhìn những chiếc máy bay đang vào vị trí và chiếc ống dẫn đường cho khách vào sân bay từ từ dịch chuyển đúng khớp với cửa máy bay ở khoảng cách rất gần.
Phía mũi nhọn là điểm cuối của đài quan sát, nơi hấp dẫn nhất trong khu vực sân bay. Nơi đây chính là nơi rõ nhất để khách tham quan có thể nhìn các máy bay cất cánh hạ cánh một cách rất “ngọt” trên phi đạo. Ngay sát phi đạo là biển với những chiếc tàu chở hàng, tàu du lịch tung sóng trắng xoá. Biển và trời gần như hoà vào một trong ánh nắng vàng nhẹ nhàng của buổi chiều đầu thu.
Buổi sáng các máy bay cất và hạ cánh từ phía bên trái sang phải của đài quan sát và ngược lại buổi chiều các máy bay hạ và cất cánh từ bên phải sang bên trái. Bình minh, mặt trời mọc lên từ phía tây, sau lưng của đài quan sát, ánh sáng ban mai làm cho những chiếc máy bay cất cánh nổi bật lên bầu trời xanh trong vắt. Hoàng hôn về, mặt trời đỏ lặn từ từ ngay trước mũi đài quan sát, những chiếc máy bay cất cánh gối mình lên bầu trời màu đỏ cam lãng mạn rồi chìm vào tầng mây phía cuối chân trời…
“Thợ săn”
Choáng ngợp bởi lần đầu tiên đến với đài quan sát tại Centrair, tôi dành luôn hai ngày sau đó chỉ để đến và tìm hiểu thêm tại sao nơi đây lại thu hút nhiều khách đến vậy. Tại đài quan sát có thể thấy rõ hai loại du khách, khách tham quan thông thường ghé trong chốc lát, chụp hình lưu niệm rồi trở về, còn lại là những tay săn ảnh chuyên nghiệp mà họ gọi vui là “thợ săn”.
8h30 sáng, đài quan sát chỉ có khoảng vài ba người. Tôi gặp lại bác Hiroshi, một người Nhật đã nghỉ hưu. Bác trang bị “hàng khủng” với body Canon 30D và ống kính 100 – 500mm của Sigma. Ở Nhật, 65 tuổi chưa gọi là già, bác Hiroshi chỉ khoảng độ hơn 60 nên rất nhanh và khoẻ mạnh, bác và vài người bạn trong nhóm nhiếp ảnh thường ghé đây vào cuối tuần, họ thả sức “bấm cò” mỗi khi có máy bay lạ hạ cánh.
Khác với bác Hiroshi, chụp ảnh máy bay chỉ để cho vui, giải trí tuổi già và tìm được sự đam mê, Eric từ Manchester, Anh có mặt ở đây được ba tuần. Anh là thành viên của một diễn đàn về ảnh máy bay. Bộ đồ nghề của Eric lỉnh kỉnh gồm body Canon, hai ống kính tele 100 – 300mm và ống nhòm. Chiều xuống, khi từ phía xa chân trời, ánh đèn chớp tắt của máy bay lấp ánh như một vì sao, Eric giương ống nhòm xác định xem máy bay nào đang hạ cánh. Là sân bay quốc tế, nên Centrair đón hầu hết tất cả các loại máy bay từ rất nhiều nơi trên thế giới. Cứ mỗi lần phát hiện máy bay mới là Eric lại bật dậy, tiến sát đến hàng rào đài quan sát và sẵn sàng. Tiếng máy ảnh cạch cạch liên tục từ lúc chiếc máy bay đang hạ cánh đến tận khi vào đến vị trí dừng. Eric hạ máy ảnh cười một cách mãn nguyện. Anh với tay viết vào cuốn sổ nhỏ tên hãng hàng không, loại máy bay, ngày chụp…
Giới “thợ săn” chuyên nghiệp đa số đến từ các nước châu Âu và Mỹ, họ có thể dành cả tuần chỉ để đến sân bay này mỗi ngày nhằm có được những tấm ảnh độc đáo và cận cảnh về máy bay. Một số các nhà nghiên cứu hay khảo sát cũng có mặt ở đây, họ dùng ống nhòm một mắt loại siêu nhẹ và đắt tiền để quan sát máy bay, ghi chép những số liệu khá kỳ lạ như “số lần nẩy của bánh trước khi tiếp đất của máy bay”…
Thực tế trên thế giới có rất ít các sân bay có đài quan sát mở cửa tự do cho khách tham quan như sân bay Centrair. Được biết đây là một sân bay thương mại tự do nên việc thu hút khách cũng là một phần chiến lược của Centrair. Chỉ có hai ngày ở sân bay Centrair nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được sự hấp dẫn của những chiếc máy bay đang lên xuống trong khung ngắm. Đó không chỉ là hình ảnh giới hạn trong phạm vi một khung hình, mà còn là cả bầu trời, bờ biển, con sóng và cảm giác tự do bất tận.
Với mật độ 2 - 4 phút một chiếc máy bay cất hoặc hạ cánh, sân bay Centrair trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch và cả những tay săn ảnh máy bay chuyên nghiệp
Sân bay độc đáo
Tên đầy đủ của Centrair là Central Japan International Airport Centrair, mọi người thường gọi với cái tên thân mật Centrair. Centrair là trung tâm giao thông có thể kết nối với tất cả các phương tiện đi lại bao gồm tàu cao tốc chạy trên biển, tàu điện, xe buýt, ô tô. Nhìn từ mặt cắt ngang, Centrair được thiết kế như một chiếc máy bay phản lực. “Hai cánh” của chiếc phản lực là đường máy bay với 25 cửa cho mỗi “cánh”. Phần bụng là khu vực sân bay bốn tầng với nhà hàng, khu mua sắm, trạm xe buýt và tàu điện. Phần đuôi là bến tàu biển cao tốc. Cuối cùng phần quan trọ­ng nhất và đẹp nhất chính là phần đầu của chiếc phản lực cũng là đài quan sát máy bay hướng ra phi đạo.
Đài quan sát của sân bay Centrair mở cửa tự do cho khách tham quan từ 7h30 sáng đến 21h00 tối. Có chiều dài hơn 100m, nơi đây có thể đón hàng ngàn khách tham quan cùng lúc và họ có thể nhìn thật gần những chiếc máy bay vốn chỉ nhỏ xíu trên bầu trời. Hai bên hành lang đài quan sát là nơi du khách có thể nhìn thấy các máy bay đang đón trả khách, những nhân viên sân bay đang vận chuyển hành lý ra vào bụng máy bay. Lần đầu tiên tôi được nhìn những chiếc máy bay đang vào vị trí và chiếc ống dẫn đường cho khách vào sân bay từ từ dịch chuyển đúng khớp với cửa máy bay ở khoảng cách rất gần.
Phía mũi nhọn là điểm cuối của đài quan sát, nơi hấp dẫn nhất trong khu vực sân bay. Nơi đây chính là nơi rõ nhất để khách tham quan có thể nhìn các máy bay cất cánh hạ cánh một cách rất “ngọt” trên phi đạo. Ngay sát phi đạo là biển với những chiếc tàu chở hàng, tàu du lịch tung sóng trắng xoá. Biển và trời gần như hoà vào một trong ánh nắng vàng nhẹ nhàng của buổi chiều đầu thu.
Buổi sáng các máy bay cất và hạ cánh từ phía bên trái sang phải của đài quan sát và ngược lại buổi chiều các máy bay hạ và cất cánh từ bên phải sang bên trái. Bình minh, mặt trời mọc lên từ phía tây, sau lưng của đài quan sát, ánh sáng ban mai làm cho những chiếc máy bay cất cánh nổi bật lên bầu trời xanh trong vắt. Hoàng hôn về, mặt trời đỏ lặn từ từ ngay trước mũi đài quan sát, những chiếc máy bay cất cánh gối mình lên bầu trời màu đỏ cam lãng mạn rồi chìm vào tầng mây phía cuối chân trời…
“Thợ săn”
Một chiếc máy bay cất cánh trong hoàng hôn ngay trên đầu mọi người |
8h30 sáng, đài quan sát chỉ có khoảng vài ba người. Tôi gặp lại bác Hiroshi, một người Nhật đã nghỉ hưu. Bác trang bị “hàng khủng” với body Canon 30D và ống kính 100 – 500mm của Sigma. Ở Nhật, 65 tuổi chưa gọi là già, bác Hiroshi chỉ khoảng độ hơn 60 nên rất nhanh và khoẻ mạnh, bác và vài người bạn trong nhóm nhiếp ảnh thường ghé đây vào cuối tuần, họ thả sức “bấm cò” mỗi khi có máy bay lạ hạ cánh.
Khác với bác Hiroshi, chụp ảnh máy bay chỉ để cho vui, giải trí tuổi già và tìm được sự đam mê, Eric từ Manchester, Anh có mặt ở đây được ba tuần. Anh là thành viên của một diễn đàn về ảnh máy bay. Bộ đồ nghề của Eric lỉnh kỉnh gồm body Canon, hai ống kính tele 100 – 300mm và ống nhòm. Chiều xuống, khi từ phía xa chân trời, ánh đèn chớp tắt của máy bay lấp ánh như một vì sao, Eric giương ống nhòm xác định xem máy bay nào đang hạ cánh. Là sân bay quốc tế, nên Centrair đón hầu hết tất cả các loại máy bay từ rất nhiều nơi trên thế giới. Cứ mỗi lần phát hiện máy bay mới là Eric lại bật dậy, tiến sát đến hàng rào đài quan sát và sẵn sàng. Tiếng máy ảnh cạch cạch liên tục từ lúc chiếc máy bay đang hạ cánh đến tận khi vào đến vị trí dừng. Eric hạ máy ảnh cười một cách mãn nguyện. Anh với tay viết vào cuốn sổ nhỏ tên hãng hàng không, loại máy bay, ngày chụp…
Một người phụ nữ vẫy tay tạm biệt người thân đi trên chuyến bay của United Airlines |
Thực tế trên thế giới có rất ít các sân bay có đài quan sát mở cửa tự do cho khách tham quan như sân bay Centrair. Được biết đây là một sân bay thương mại tự do nên việc thu hút khách cũng là một phần chiến lược của Centrair. Chỉ có hai ngày ở sân bay Centrair nhưng tôi cũng phần nào cảm nhận được sự hấp dẫn của những chiếc máy bay đang lên xuống trong khung ngắm. Đó không chỉ là hình ảnh giới hạn trong phạm vi một khung hình, mà còn là cả bầu trời, bờ biển, con sóng và cảm giác tự do bất tận.
Hoàng hôn lãng mạn trên đường băng,máy bay, tàu biển và mặt trời như hoá thạch | Mặt cắt ngang sân bay Centrair |
Bác Hyroshi “săn” máy bay từ sáng sớm | |
Chữ Yokoso có nghĩa là Welcome trong tiếng Nhật | Đông đảo khách tham quan ngắm máy bay từ khoảng cách rất gần |
Nagoya là đô thị lớn ở Nhật có thể sánh ngang với Osaka. Nagoya nằm giáp biển phía đông của Nhật Bản và cách Osaka khoảng ba giờ bằng xe buýt. Khách tham quan muốn đến sân bay Centrair có thể dùng tàu điện từ trung tâm Nagoya là Nagoya station (ga Nagoya). Khách mua vé tàu điện giá 850 yen (khoảng 8 USD) và hướng theo đường tàu tên Meitetsu đến tận ga cuối cùng mất khoảng 30 phút. Ở Centrair du khách có thể nhìn thấy đủ loại máy bay của Boeing hay Airbus và bên cạnh ANA hãng hàng không của Nhật Bản, còn có rất nhiều các hãng hàng không quốc tế như United Airlines, China Airlines, Lufthansa, Malaysia Airlines, Vietnam Airlines... Từ Centrair máy bay của Vietnam Airlines thường cất cánh mỗi ngày vào lúc 11h00 sáng và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất sau bảy giờ bay. |
Nguồn SGTT
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết