Phương pháp luận sáng tạo
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: Phương pháp luận sáng tạo
sao admin không up lên các nguyên tắc khác vậy,mình đang cần lắm
mong nghi- Lớp mẫu giáo
- Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 20/06/2010
Re: Phương pháp luận sáng tạo
13. Nguyên tắc đảo ngược
a/ Nội dung:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
- Lật ngược đối tượng
b/ Nhận xét:
- Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới.
- Hiện thực khách quan gồm các mặt đối lập. Trong một số hoàn cảnh nhất định, xét theo mối quan hệ đối với mình, con người chỉ sử dụng một mặt đối lập vì nó đem lại ích lợi, lâu dần, hình thành tính ì tâm lý, không cho phép người ta thấy và sử dụng mặt đối lập kia cũng có ích lợi của nó.
- Việc xem xét khả năng lật ngược vấn đề, trên thực tế, là xem xét “nửa kia” của hiện thực khách quan nhằm mục đích tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục tính ỳ tâm lý.
- Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận) người giải nên xem xét thêm khả năng giải bài toán ngược và khả năng đem lại lợi tích của lời giải bài toán ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dung nó.
- Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới.
c/ Các thí dụ:
- Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp vung nồi.
- Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về phía ngược lại
dùng để tập chạy trong nhà.
- Tương tự như vậy đối với việc thử nghiệm xe: các bánh xe đặt trên những trục lăn.
- Nhiều công việc, để chuyển từ thủ công sang cơ khí hoá, người ta làm ngược lại. Ví dụ: nếu cưa gỗ bằng tay thì gỗ đứng yên nhưng khi cưa bằng máy thì gỗ chuyển động, tương tự như vậy đối với các máy cắt, máy mài.
- Trong việc đun nấu, thông thường người ta cung cấp nhiệt từ bên ngoài vào, nhưng như ấm đun nước người ta cung cấp nhiệt từ trong ra thông qua các sục, may so, ruột gà, que đun nước,….
- Nhà sáng chế N.P.Koval (Nga) xây dựng cột đèn chiếu sáng có độ cao 70m với giàn đèn công suất 200KW. Đèn có thể chiếu sáng diện tích 70 héc ta, thích hợp với công viên, trang trại, bến cảng, sân bay,…. Để bảo trì, sửa chữa, thay bóng đèn thuận lưọi, thay vì người thợ phải trèo lên tận giàn đèn, ông làm hệ thống giấy cáp cho phép hạ nguyên cả giá đỡ giàn đèn xuống mặt đất (kiểu như kéo cờ, hạ cờ ấy nhỉ).
d/ Chuyện vui:
Chú bè nghèo gõ cửa nhà của một bà quý tộc:
- Bà có thể cho cháu chút gì được không ạ
Bà quý tộc vốn keo kiệt, trả lời:
- Cháu bé đáng thương ơi, ta chẳng có gì để cho cháu. Nhưng ta có thể sai
người vá lại chỗ rách hoặc đơm khuy áo vào quần áo của cháu.
Chú bé nghèo:
- Ôi Bà thật độ lượng. Vậy thì – chú bé móc túi lấy
ra một chiếc nút – thưa bà, đây là chiếc nút áo, bà hãy làm phúc đơm vào đây cho cháu một chiếc áo sơ mi.
a/ Nội dung:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
- Lật ngược đối tượng
b/ Nhận xét:
- Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới.
- Hiện thực khách quan gồm các mặt đối lập. Trong một số hoàn cảnh nhất định, xét theo mối quan hệ đối với mình, con người chỉ sử dụng một mặt đối lập vì nó đem lại ích lợi, lâu dần, hình thành tính ì tâm lý, không cho phép người ta thấy và sử dụng mặt đối lập kia cũng có ích lợi của nó.
- Việc xem xét khả năng lật ngược vấn đề, trên thực tế, là xem xét “nửa kia” của hiện thực khách quan nhằm mục đích tăng tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và khắc phục tính ỳ tâm lý.
- Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán thuận) người giải nên xem xét thêm khả năng giải bài toán ngược và khả năng đem lại lợi tích của lời giải bài toán ngược trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dung nó.
- Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới.
c/ Các thí dụ:
- Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp vung nồi.
- Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về phía ngược lại
dùng để tập chạy trong nhà.
- Tương tự như vậy đối với việc thử nghiệm xe: các bánh xe đặt trên những trục lăn.
- Nhiều công việc, để chuyển từ thủ công sang cơ khí hoá, người ta làm ngược lại. Ví dụ: nếu cưa gỗ bằng tay thì gỗ đứng yên nhưng khi cưa bằng máy thì gỗ chuyển động, tương tự như vậy đối với các máy cắt, máy mài.
- Trong việc đun nấu, thông thường người ta cung cấp nhiệt từ bên ngoài vào, nhưng như ấm đun nước người ta cung cấp nhiệt từ trong ra thông qua các sục, may so, ruột gà, que đun nước,….
- Nhà sáng chế N.P.Koval (Nga) xây dựng cột đèn chiếu sáng có độ cao 70m với giàn đèn công suất 200KW. Đèn có thể chiếu sáng diện tích 70 héc ta, thích hợp với công viên, trang trại, bến cảng, sân bay,…. Để bảo trì, sửa chữa, thay bóng đèn thuận lưọi, thay vì người thợ phải trèo lên tận giàn đèn, ông làm hệ thống giấy cáp cho phép hạ nguyên cả giá đỡ giàn đèn xuống mặt đất (kiểu như kéo cờ, hạ cờ ấy nhỉ).
d/ Chuyện vui:
Chú bè nghèo gõ cửa nhà của một bà quý tộc:
- Bà có thể cho cháu chút gì được không ạ
Bà quý tộc vốn keo kiệt, trả lời:
- Cháu bé đáng thương ơi, ta chẳng có gì để cho cháu. Nhưng ta có thể sai
người vá lại chỗ rách hoặc đơm khuy áo vào quần áo của cháu.
Chú bé nghèo:
- Ôi Bà thật độ lượng. Vậy thì – chú bé móc túi lấy
ra một chiếc nút – thưa bà, đây là chiếc nút áo, bà hãy làm phúc đơm vào đây cho cháu một chiếc áo sơ mi.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
12. Nguyên tắc đẳng thế
12. Nguyên tắc đẳng thế
a/ Nội dung: Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng
b/ Nhận xét:
-Nghĩa đen của nguyên tắc này là trong điều kiện làm việc có lực trọng trường của trái đất, cần làm như thế nào đó để mọi thứ xảy ra trên cùng một độ cao (mặt đẳng thế là các mặt cầu, đồng tâm với trái đất), tránh nâng lên, hạ xuống, thay đổi độ cao trong quá trình làm việc. Vì như vậy sẽ mất thêm năng lượng.
-Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất.
-Tuy thế giới xung quanh cực kỳ đa dạng nhưng giữa chúng có những cái chung, những cái ít bị thay đổi theo thời gian. Về mặt nhận thức, cần chú ý đặc biệt đến những cái đó, ví dụ, các định luật bảo toàn.
-Về cách nhìn, cách tiếp cận, đánh giá, xây dựng các cấu trúc, cần xuất phát từ những quy luật có phạm vi áp dụng lớn: dĩ bất biến ứng vạn biến.
c/Các thí dụ:
- Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,….
- Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô.
- Dùng các ống dẫn, đặt cùng một độ cao
- Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, để hành khách dễ dàng ra, vào các toa tàu.
- Đường lên núi làm theo kiểu xoáy trôn ốc để đường dốc thoai thoải, dễ leo.
- Công tắc điện xe máy đặt ở ghi đông (tay lái) thay vì đặt ở dưới thấp gần bộ điện để người sử dụng không phải cúi xuống khi thao tác.
- Các bảng điện, bảng đồng hồ điều khiển, bảng thông báo,… đặt đúng với tầm nhìn.
- Người đan len khi phải đan cùng một lúc vài cuộn len thường phải chỉnh các cuộn len cho đừng lăn đi xa hoặc phải gỡ rối. Người ta lập 1 cái hộp đựng các cuộn len vào đó, mỗi cuộn là 1 ngăn, trên nắp hộp đục lỗ, mỗi sợi len của 1 cuộn len đi qua 1 lỗ đó.
- Các ống cấp nước nóng cho các nhà máy và khu dân cư thường phải chôn sâu dưới đất, do vậy tốn nhiều công sức của người và năng lượng dùng cho máy. Các kỹ su thuộc tập đoàn LOKHYA (Phần Lan) chế tạo l loại ống mới, chỉ cần đặt cách mặt đất 40cm là đủ, không bị mất nhiệt ngay cả khi trời lạnh. Ống mới từ hai ống ghép lại, làm bằng sắt tráng kẽm, cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh và bao bọc bởi vật liệu xốp (độ xốp 94%), cứng. Ngoài cùng là lớp vỏ chịu nước có độ dày 5mm. Kết cấu có tuổi thọ và độ bền cao, nhẹ và rẻ.
d/ Chuyện vui:
Khi A.Einstein di cư sang Mỹ sống ở NewYork, tình cờ ông gặp một người quen. Người ấy khuyên ông: Ngài Einstein, ngày nên mua ngay chiếc áo mới đi. Áo ngài đã cũ lắm rồi. Einstein trả lời: Để làm gì? Cả NewYork này có ai biết tôi đâu.
Một thời gian sau, cũng chính người đó gặp lại Einstein ở NewYork và Einstein vẫn mặc chiếc áo khoác cũ trước đây. Người ấy lại khuyên ông mua chiếc áo mới. Einstein trả lời: Để làm gì? Cả NewYork này ai cũng biết tôi cả.
a/ Nội dung: Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng
b/ Nhận xét:
-Nghĩa đen của nguyên tắc này là trong điều kiện làm việc có lực trọng trường của trái đất, cần làm như thế nào đó để mọi thứ xảy ra trên cùng một độ cao (mặt đẳng thế là các mặt cầu, đồng tâm với trái đất), tránh nâng lên, hạ xuống, thay đổi độ cao trong quá trình làm việc. Vì như vậy sẽ mất thêm năng lượng.
-Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất.
-Tuy thế giới xung quanh cực kỳ đa dạng nhưng giữa chúng có những cái chung, những cái ít bị thay đổi theo thời gian. Về mặt nhận thức, cần chú ý đặc biệt đến những cái đó, ví dụ, các định luật bảo toàn.
-Về cách nhìn, cách tiếp cận, đánh giá, xây dựng các cấu trúc, cần xuất phát từ những quy luật có phạm vi áp dụng lớn: dĩ bất biến ứng vạn biến.
c/Các thí dụ:
- Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,….
- Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô.
- Dùng các ống dẫn, đặt cùng một độ cao
- Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, để hành khách dễ dàng ra, vào các toa tàu.
- Đường lên núi làm theo kiểu xoáy trôn ốc để đường dốc thoai thoải, dễ leo.
- Công tắc điện xe máy đặt ở ghi đông (tay lái) thay vì đặt ở dưới thấp gần bộ điện để người sử dụng không phải cúi xuống khi thao tác.
- Các bảng điện, bảng đồng hồ điều khiển, bảng thông báo,… đặt đúng với tầm nhìn.
- Người đan len khi phải đan cùng một lúc vài cuộn len thường phải chỉnh các cuộn len cho đừng lăn đi xa hoặc phải gỡ rối. Người ta lập 1 cái hộp đựng các cuộn len vào đó, mỗi cuộn là 1 ngăn, trên nắp hộp đục lỗ, mỗi sợi len của 1 cuộn len đi qua 1 lỗ đó.
- Các ống cấp nước nóng cho các nhà máy và khu dân cư thường phải chôn sâu dưới đất, do vậy tốn nhiều công sức của người và năng lượng dùng cho máy. Các kỹ su thuộc tập đoàn LOKHYA (Phần Lan) chế tạo l loại ống mới, chỉ cần đặt cách mặt đất 40cm là đủ, không bị mất nhiệt ngay cả khi trời lạnh. Ống mới từ hai ống ghép lại, làm bằng sắt tráng kẽm, cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh và bao bọc bởi vật liệu xốp (độ xốp 94%), cứng. Ngoài cùng là lớp vỏ chịu nước có độ dày 5mm. Kết cấu có tuổi thọ và độ bền cao, nhẹ và rẻ.
d/ Chuyện vui:
Khi A.Einstein di cư sang Mỹ sống ở NewYork, tình cờ ông gặp một người quen. Người ấy khuyên ông: Ngài Einstein, ngày nên mua ngay chiếc áo mới đi. Áo ngài đã cũ lắm rồi. Einstein trả lời: Để làm gì? Cả NewYork này có ai biết tôi đâu.
Một thời gian sau, cũng chính người đó gặp lại Einstein ở NewYork và Einstein vẫn mặc chiếc áo khoác cũ trước đây. Người ấy lại khuyên ông mua chiếc áo mới. Einstein trả lời: Để làm gì? Cả NewYork này ai cũng biết tôi cả.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
hôm nay k có bài tập về nhà ạh????
partirpourtoujours- Lớp 3
- Tổng số bài gửi : 19
Registration date : 29/06/2008
11. Nguyên tắc dự phòng
Bắt đầu từ nguyên tắc thứ 11 trở đi, mình sẽ thay đổi cách post bài để các bạn dễ tiếp thu và dễ hình dung và vận dụng trong thực tế.
11. Nguyên tắc dự phòng
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
a/ Nhận xét:
+ Ít có công việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối, trong khi đó điều kiện môi trường, hoàn cảnh, thời gian luôn thay đổi. Do vậy, cần tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên tai có thể xảy ra mà có những biện pháp dự phòng từ trước.
+ Ngoài ra, cần chú ý đến các hiệu quả xấu có thể có do kết quả công việc mang lại: mọi cái đều có phạm vi áp dụng của nó, nếu đi ra ngoài phạm vi áp dụng này, lợi có thể biến thành hại, trong cái lợi có thể có cái hại, lợi về mặt này nhưng thiệt hại về mặt khác.
+ Chi phí cho dự phòng là chi phí thêm – không mong muốn. Khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần phải sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứng mới, cách tổ chức mới,…..
+ Tinh thần chung của phương pháp này là: cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước.
b/Các ví dụ:
VD: Sáng chế Liên xô N-297361: chống cháy rừng lan rộng nhờ một hành lang thực vật, khác biệt ở chỗ để chống cháy cho các thực vật làm nên hành lang này, người ta cho vào đất các chất mà cây hấp thụ sẽ giảm được độ bắt lửa.
VD: Sáng chế Mỹ N-2879821: Đĩa kim loại được gắn trước bên trong lốp ôtô giúp cho ôtô tiếp tục chuyển động khi bị xịt lốp mà lốp cũng không bị hư hỏng.
VD đơn giản: Phi công mang dù; các loại cầu chì, van, chốt an toàn; các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm; …
VD: Các kỹ sư Hà Lan đưa ra phương pháp chống mối mọt trong gỗ rất độc đáo. Hoá chất được đựng trong các con nhộng làm từ polimer. Người ta khoan vào các khung cửa hoặc các chi tiết gỗ gần thiết khác những lỗ có đường kính 0,5cm và đặt các con nhộng vào đó. Sau đó, các lỗ được đóng bằng các nút gỗ chặt, kín. Con nhộng bị ép mạnh, tiết ra hoá chất, thấm dần vào thớ gỗ.
VD: Công ty FISKARS (Phần Lan) chế tạo loại thuyền cấp cứu dùng cho các tàu chở dầu và các giàn khoan trên biển. Thuyền có sức chứa 150 người, có 2 lớp vỏ bằng nhựa - thủy tinh, ở giữa là bọt xốp, làm thuyền không thể bị chìm. Thuyền được bịt kín, tiết diện của thuyền hình quả trứng, trọng tâm thấp nên thuyền luôn giữ tư thế thuận dù được đưa xuống nước theo cách nào, không khí được tạo ra bên trong thuyền có áp suất thặng dư để khí độc của đám cháy không lọt và thuyền được và đủ để cho động cơ diesel của thuyền hoạt động trong 12 phút – nghĩa là đủ để vượt qua vùng dầu cháy có chiều dài 2km.
c/ Chuyện vui:
Nhà khoa học A.Giliaropski thường bực mình vì nhiều người mượn sách của ông mà không trả lại.
Ông nghĩ ra 1 cách bảo vệ sách. Trên mỗi trang đầu của cuốn sách, ông ghi dòng chữ: “Quyền sách này lấy cắp từ thư viện của Giliaropski”.
Từ đó trở đi, sách được trả lại rất nhanh.
11. Nguyên tắc dự phòng
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
a/ Nhận xét:
+ Ít có công việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối, trong khi đó điều kiện môi trường, hoàn cảnh, thời gian luôn thay đổi. Do vậy, cần tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên tai có thể xảy ra mà có những biện pháp dự phòng từ trước.
+ Ngoài ra, cần chú ý đến các hiệu quả xấu có thể có do kết quả công việc mang lại: mọi cái đều có phạm vi áp dụng của nó, nếu đi ra ngoài phạm vi áp dụng này, lợi có thể biến thành hại, trong cái lợi có thể có cái hại, lợi về mặt này nhưng thiệt hại về mặt khác.
+ Chi phí cho dự phòng là chi phí thêm – không mong muốn. Khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần phải sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứng mới, cách tổ chức mới,…..
+ Tinh thần chung của phương pháp này là: cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước.
b/Các ví dụ:
VD: Sáng chế Liên xô N-297361: chống cháy rừng lan rộng nhờ một hành lang thực vật, khác biệt ở chỗ để chống cháy cho các thực vật làm nên hành lang này, người ta cho vào đất các chất mà cây hấp thụ sẽ giảm được độ bắt lửa.
VD: Sáng chế Mỹ N-2879821: Đĩa kim loại được gắn trước bên trong lốp ôtô giúp cho ôtô tiếp tục chuyển động khi bị xịt lốp mà lốp cũng không bị hư hỏng.
VD đơn giản: Phi công mang dù; các loại cầu chì, van, chốt an toàn; các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm; …
VD: Các kỹ sư Hà Lan đưa ra phương pháp chống mối mọt trong gỗ rất độc đáo. Hoá chất được đựng trong các con nhộng làm từ polimer. Người ta khoan vào các khung cửa hoặc các chi tiết gỗ gần thiết khác những lỗ có đường kính 0,5cm và đặt các con nhộng vào đó. Sau đó, các lỗ được đóng bằng các nút gỗ chặt, kín. Con nhộng bị ép mạnh, tiết ra hoá chất, thấm dần vào thớ gỗ.
VD: Công ty FISKARS (Phần Lan) chế tạo loại thuyền cấp cứu dùng cho các tàu chở dầu và các giàn khoan trên biển. Thuyền có sức chứa 150 người, có 2 lớp vỏ bằng nhựa - thủy tinh, ở giữa là bọt xốp, làm thuyền không thể bị chìm. Thuyền được bịt kín, tiết diện của thuyền hình quả trứng, trọng tâm thấp nên thuyền luôn giữ tư thế thuận dù được đưa xuống nước theo cách nào, không khí được tạo ra bên trong thuyền có áp suất thặng dư để khí độc của đám cháy không lọt và thuyền được và đủ để cho động cơ diesel của thuyền hoạt động trong 12 phút – nghĩa là đủ để vượt qua vùng dầu cháy có chiều dài 2km.
c/ Chuyện vui:
Nhà khoa học A.Giliaropski thường bực mình vì nhiều người mượn sách của ông mà không trả lại.
Ông nghĩ ra 1 cách bảo vệ sách. Trên mỗi trang đầu của cuốn sách, ông ghi dòng chữ: “Quyền sách này lấy cắp từ thư viện của Giliaropski”.
Từ đó trở đi, sách được trả lại rất nhanh.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Sau đây là lời giải:
1. Trước khi ô tô được bơm xăng, người ta cho vào trong téc xăng 2 chiếc can 20lít, rỗng treo trong téc xăng như hình vẽ (thuật lồng nhau)
........................
| ...|... ...|... |
| | 20 | | 20 | |
| |___| |___| ________
| |
|.....................................|
2. Khi xăng được bơm đầy téc, xăng được đổ đầy luôn vào 2 chiếc can 20l, ô tô được niêm phong, đến trạm xăng, khi bơm hết téc xăng thì xăng vẫn còn trong 2 chiếc can.
3. Trên đường trở lại từ trạm xăng về kho, người lái xe đã dừng xe và đem 2 bình xăng chữa đầy này cất đi.
Vì thế, khi ra khỏi kho xăng, xăng vẫn đầy téc xăng. Đến trạm xăng, xe bơm hết xăng khỏi téc mà vẫn thiếu do 40 lít xăng chứa trong 2 bình được treo trong téc như hình vẽ chứa đầy xăng. Và người lái xe đã khéo léo đem cất 2 can xăng này trước khi về kho để kiểm tra.
Đây là bài toán vui để vận dụng các thuật sáng tạo, vì thế có nhiều yếu tố đã được lược bỏ và chỉnh sửa nhưng cốt truyện là có thật.
Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Kỳ sau: Tiếp tục 5 thuật cơ bản tiếp theo
1. Trước khi ô tô được bơm xăng, người ta cho vào trong téc xăng 2 chiếc can 20lít, rỗng treo trong téc xăng như hình vẽ (thuật lồng nhau)
........................
| ...|... ...|... |
| | 20 | | 20 | |
| |___| |___| ________
| |
|.....................................|
2. Khi xăng được bơm đầy téc, xăng được đổ đầy luôn vào 2 chiếc can 20l, ô tô được niêm phong, đến trạm xăng, khi bơm hết téc xăng thì xăng vẫn còn trong 2 chiếc can.
3. Trên đường trở lại từ trạm xăng về kho, người lái xe đã dừng xe và đem 2 bình xăng chữa đầy này cất đi.
Vì thế, khi ra khỏi kho xăng, xăng vẫn đầy téc xăng. Đến trạm xăng, xe bơm hết xăng khỏi téc mà vẫn thiếu do 40 lít xăng chứa trong 2 bình được treo trong téc như hình vẽ chứa đầy xăng. Và người lái xe đã khéo léo đem cất 2 can xăng này trước khi về kho để kiểm tra.
Đây là bài toán vui để vận dụng các thuật sáng tạo, vì thế có nhiều yếu tố đã được lược bỏ và chỉnh sửa nhưng cốt truyện là có thật.
Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Kỳ sau: Tiếp tục 5 thuật cơ bản tiếp theo
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
khi rút xăng có fải là còn 1 chút xăng dính ở thành bình k? mỗi lần 1 chút thành nhiều chút, nên sau 1 thág là bị hao đi 1 số lượng đág kể
với cả hình như là xăng có khô đi (hay bốc hơi thì fải) nên nó cũng bị hao
hoặc là áp dụng nguyên tắc thứ 7, nhưng mà cụ thể fải làm nhữg công đọan z thì tớ thật tình là chưa ngĩ ra đc
7. Nguyên tắc chứa trong (hay còn gọi Thuật Lồng Nhau)
với cả hình như là xăng có khô đi (hay bốc hơi thì fải) nên nó cũng bị hao
hoặc là áp dụng nguyên tắc thứ 7, nhưng mà cụ thể fải làm nhữg công đọan z thì tớ thật tình là chưa ngĩ ra đc
7. Nguyên tắc chứa trong (hay còn gọi Thuật Lồng Nhau)
partirpourtoujours- Lớp 3
- Tổng số bài gửi : 19
Registration date : 29/06/2008
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Sao công an ko kiểm tra trạm xăng nhỉ? Đồng hồ trạm xăng có vấn đề rồi!thanhnienccmb đã viết:Bài tiếp theo:
Bài tập: Theo số liệu thống kê ở các trạm xăng, thì lượng xăng nhận được ở các trạm ít hơn lượng xăng xuất kho. Ô tô chở xăng từ kho xăng đến các các trạm xăng bán lẻ luôn luôn bơm thiếu số lượng. Để giải quyết vấn đề này:
+ Người ta tiến hành bơm đầy téc xăng của ôtô ở kho xuất phát, tiến hành niêm phong téc xăng. Toàn bộ quá trình vận chuyển xăng từ kho đến trạm, xe ôtô không dừng lại.
+ Đến trạm xăng, người ta kiểm tra, tiến hành tháo niêm phong và nhận thấy lượng xăng vẫn đầy trong téc xăng của ôtô.
+ Bơm toàn bộ lượng xăng đó vào bình chứa tại trạm xăng đến khi đồng hồ báo không còn xăng trong téc chứa ôtô.
+ Ôtô đã bơm hết xăng, trở về Kho. Khi này, xăng đã hết, người ta tiến hành kiểm tra téc xăng và nhận thấy không có hiện tượng téc xăng có 02 đáy.
Kết quả: sau 1 tuần, số liệu thống kê xăng ở kho và ở trạm xăng bán lẻ vẫn chênh lệch và thiếu hụt. Bằng các phương pháp sáng tạo ở trên, bạn hãy giúp lực lượng công an khám phá vụ án trên.
no100a- Lớp mẫu giáo
- Tổng số bài gửi : 1
Registration date : 10/08/2008
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Bài tiếp theo:
6. Nguyên tắc đa năng
Hãy cho một đối tượng thực hiện nhiều chức năng, như vậy sẽ không cần đến các đối tượng khác nữa.
VD: Dao gấp Thuỵ sỹ có chức năng mở bia, kéo cắt,…..
VD: Trong các bình dưỡng khí cho người nhái, áp suất khí ôxy là 200 atmotphe. Để thở, áp suất phải giảm xuống tới 3-4 at. Người ta đã sử dụng sự giảm áp suất này để làm chuyển động một chiếc “vây phụ” của người nhái. Nhờ vây này, tốc độ người nhái dưới nước tăng lên 7 lần.
VD: Phương tiện giao thông tổng hợp chỉ bằng 1 động cơ cho phép đi trên đường bộ (dùng bánh lốp), bay trên không (dùng cánh quạt), bơi dưới nước (dùng ván trượt).
7. Nguyên tắc chứa trong (hay còn gọi Thuật Lồng Nhau).
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba (Hãy lồng các đối tượng vào nhau).
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. (hãy thử lồng một đối tượng theo suốt chiều rỗng của một đối tượng khác).
VD: 02 Quả bóng bay được lồng vào nhau và cùng bơm tạo nên hình trái tim màu đỏ bên trong, bên ngoài là quả bóng tròn màu trắng. V.v….
8.Nguyên tắc phản trọng lượng (THuật Khử trọng lượng).
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
- Bằng các lực thuỷ động học, khí động học, có thể khử trọng lượng của đối tượng do tương tác với môi trường bên ngoài.
VD: Để kéo các vật nặng từ đáy biển mà không phải dùng tời, người ta thả bình chứa đầy nước xuống để buộc vào các vật kia rồi hút nước khỏi bình. Bình rỗng sẽ nâng vật nặng lên mặt nước.
VD: Làm thế nào để các vận động viên có thể tập nhảy dù mà không cần đến máy bay. Áp dụng nguyên tắc này, ta dùng các luồng khí thổi cực mạnh từ dưới đất đủ để nâng các vận động viên khỏi mặt đất, thực hiện các thao tác trên không.
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ (Thuật tác động ngược từ trước).
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại) Nghĩa là: Hãy thực hiện từ trước tác động ngược lại với tác động có hại.
VD: Để trục thép bền hơn mà không cần phải có kích thước lớn hơn, người ta dùng loại trục xoắn tạo thành từ nhiều ống kim loại nhỏ dần, xoắn lồng với nhau với góc xoắn tính toán trước. Như vậy trục nhận được biến dạng ngược với chiều biến dạng nó sẽ nhận trong quá trình làm việc. Mômen xoắn sẽ phải khử hết biến dạng “từ trước” này. Sau đó mới bắt đầu tiếp tục biến dạng theo chiều “dương”. So với trục nguyên khối, trục này tiết kiệm được một nửa khối lượng thép.
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ (Thuật làm từ trước).
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
VD: Để làm đồ gỗ có màu sắc mà không cần sơn, người ta “tiêm” vào cây chất màu từ trước.
VD: Sáng chế Liên Xô N-162919: Phương pháp tháo bột cho bệnh nhân bằng cưa dây, khác biệt ở chỗ với mục đích tránh gây thương tích cho bệnh nhân và tháo bột thuận tiện, người ta “dấu sẵn” cưa vào lớp bột. Như vậy có thể cưa từ trong ra lúc tháo bột.
Bài tập: Theo số liệu thống kê ở các trạm xăng, thì lượng xăng nhận được ở các trạm ít hơn lượng xăng xuất kho. Ô tô chở xăng từ kho xăng đến các các trạm xăng bán lẻ luôn luôn bơm thiếu số lượng. Để giải quyết vấn đề này:
+ Người ta tiến hành bơm đầy téc xăng của ôtô ở kho xuất phát, tiến hành niêm phong téc xăng. Toàn bộ quá trình vận chuyển xăng từ kho đến trạm, xe ôtô không dừng lại.
+ Đến trạm xăng, người ta kiểm tra, tiến hành tháo niêm phong và nhận thấy lượng xăng vẫn đầy trong téc xăng của ôtô.
+ Bơm toàn bộ lượng xăng đó vào bình chứa tại trạm xăng đến khi đồng hồ báo không còn xăng trong téc chứa ôtô.
+ Ôtô đã bơm hết xăng, trở về Kho. Khi này, xăng đã hết, người ta tiến hành kiểm tra téc xăng và nhận thấy không có hiện tượng téc xăng có 02 đáy.
Kết quả: sau 1 tuần, số liệu thống kê xăng ở kho và ở trạm xăng bán lẻ vẫn chênh lệch và thiếu hụt. Bằng các phương pháp sáng tạo ở trên, bạn hãy giúp lực lượng công an khám phá vụ án trên.
(Còn tiếp…..)
6. Nguyên tắc đa năng
Hãy cho một đối tượng thực hiện nhiều chức năng, như vậy sẽ không cần đến các đối tượng khác nữa.
VD: Dao gấp Thuỵ sỹ có chức năng mở bia, kéo cắt,…..
VD: Trong các bình dưỡng khí cho người nhái, áp suất khí ôxy là 200 atmotphe. Để thở, áp suất phải giảm xuống tới 3-4 at. Người ta đã sử dụng sự giảm áp suất này để làm chuyển động một chiếc “vây phụ” của người nhái. Nhờ vây này, tốc độ người nhái dưới nước tăng lên 7 lần.
VD: Phương tiện giao thông tổng hợp chỉ bằng 1 động cơ cho phép đi trên đường bộ (dùng bánh lốp), bay trên không (dùng cánh quạt), bơi dưới nước (dùng ván trượt).
7. Nguyên tắc chứa trong (hay còn gọi Thuật Lồng Nhau).
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba (Hãy lồng các đối tượng vào nhau).
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. (hãy thử lồng một đối tượng theo suốt chiều rỗng của một đối tượng khác).
VD: 02 Quả bóng bay được lồng vào nhau và cùng bơm tạo nên hình trái tim màu đỏ bên trong, bên ngoài là quả bóng tròn màu trắng. V.v….
8.Nguyên tắc phản trọng lượng (THuật Khử trọng lượng).
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
- Bằng các lực thuỷ động học, khí động học, có thể khử trọng lượng của đối tượng do tương tác với môi trường bên ngoài.
VD: Để kéo các vật nặng từ đáy biển mà không phải dùng tời, người ta thả bình chứa đầy nước xuống để buộc vào các vật kia rồi hút nước khỏi bình. Bình rỗng sẽ nâng vật nặng lên mặt nước.
VD: Làm thế nào để các vận động viên có thể tập nhảy dù mà không cần đến máy bay. Áp dụng nguyên tắc này, ta dùng các luồng khí thổi cực mạnh từ dưới đất đủ để nâng các vận động viên khỏi mặt đất, thực hiện các thao tác trên không.
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ (Thuật tác động ngược từ trước).
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại) Nghĩa là: Hãy thực hiện từ trước tác động ngược lại với tác động có hại.
VD: Để trục thép bền hơn mà không cần phải có kích thước lớn hơn, người ta dùng loại trục xoắn tạo thành từ nhiều ống kim loại nhỏ dần, xoắn lồng với nhau với góc xoắn tính toán trước. Như vậy trục nhận được biến dạng ngược với chiều biến dạng nó sẽ nhận trong quá trình làm việc. Mômen xoắn sẽ phải khử hết biến dạng “từ trước” này. Sau đó mới bắt đầu tiếp tục biến dạng theo chiều “dương”. So với trục nguyên khối, trục này tiết kiệm được một nửa khối lượng thép.
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ (Thuật làm từ trước).
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
VD: Để làm đồ gỗ có màu sắc mà không cần sơn, người ta “tiêm” vào cây chất màu từ trước.
VD: Sáng chế Liên Xô N-162919: Phương pháp tháo bột cho bệnh nhân bằng cưa dây, khác biệt ở chỗ với mục đích tránh gây thương tích cho bệnh nhân và tháo bột thuận tiện, người ta “dấu sẵn” cưa vào lớp bột. Như vậy có thể cưa từ trong ra lúc tháo bột.
Bài tập: Theo số liệu thống kê ở các trạm xăng, thì lượng xăng nhận được ở các trạm ít hơn lượng xăng xuất kho. Ô tô chở xăng từ kho xăng đến các các trạm xăng bán lẻ luôn luôn bơm thiếu số lượng. Để giải quyết vấn đề này:
+ Người ta tiến hành bơm đầy téc xăng của ôtô ở kho xuất phát, tiến hành niêm phong téc xăng. Toàn bộ quá trình vận chuyển xăng từ kho đến trạm, xe ôtô không dừng lại.
+ Đến trạm xăng, người ta kiểm tra, tiến hành tháo niêm phong và nhận thấy lượng xăng vẫn đầy trong téc xăng của ôtô.
+ Bơm toàn bộ lượng xăng đó vào bình chứa tại trạm xăng đến khi đồng hồ báo không còn xăng trong téc chứa ôtô.
+ Ôtô đã bơm hết xăng, trở về Kho. Khi này, xăng đã hết, người ta tiến hành kiểm tra téc xăng và nhận thấy không có hiện tượng téc xăng có 02 đáy.
Kết quả: sau 1 tuần, số liệu thống kê xăng ở kho và ở trạm xăng bán lẻ vẫn chênh lệch và thiếu hụt. Bằng các phương pháp sáng tạo ở trên, bạn hãy giúp lực lượng công an khám phá vụ án trên.
(Còn tiếp…..)
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Các trường hợp nêu trong bài là giả định để ta ứng dụng, vận dụng linh hoạt các thuật sáng tạo.
Thực tế cho thấy là khi con người ở gần nhau, không phải là thân nhiệt tăng lên, mà do nhiệt độ môi trường xung quanh có xung hướng bị đồng hoá với nhiệt độ cơ thể, nghĩa là nhiệt độ môi trường không khí tiến dần đến 37 độ = thân nhiệt của con người, vì thế ta có cảm giác nóng dần lên.
Nếu thân nhiệt tăng lên khi ở gần nhau thì chắc là ta có thể đun sôi nước (100 độ C) khi ở trong rạp hát không có điều hoá nhiệt độ ấy nhỉ.
Thực tế cho thấy là khi con người ở gần nhau, không phải là thân nhiệt tăng lên, mà do nhiệt độ môi trường xung quanh có xung hướng bị đồng hoá với nhiệt độ cơ thể, nghĩa là nhiệt độ môi trường không khí tiến dần đến 37 độ = thân nhiệt của con người, vì thế ta có cảm giác nóng dần lên.
Nếu thân nhiệt tăng lên khi ở gần nhau thì chắc là ta có thể đun sôi nước (100 độ C) khi ở trong rạp hát không có điều hoá nhiệt độ ấy nhỉ.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
co nguoi tra loi bai tap roi do thoi.bac cu dang tiep de moi nguoi cung suy ngam, tu tu roi se co nhieu nguoi tham gia ma .Dung nong voi ma stop bac bi thu a.roi cac doan vien se hieu ra thoi ma
chandat- Lớp 1
- Tổng số bài gửi : 3
Registration date : 11/08/2008
Re: Phương pháp luận sáng tạo
tớ có théc méc!
còn nhiệt độ môi trg bên ngoài tác động?
nhiệt độ tương tác giữa các con mọt?
theo logic suy ra từ con người nhé, thân nhiệt của con ng trog 1 đám đông, bao h cũg tăg hơn so với bthg ở 1 mình
nhất là trong đkiện trời nắng nữa thì còn tăng nữa
con mọt chắc cũng fải thế chứ nhỉ
chắc là fải chế ra 1 cái nhiệt kế có đầu tiếp xúc nhỏ xíu, để đo thân nhiệt con mọt thôi, nhỉ
còn nhiệt độ môi trg bên ngoài tác động?
nhiệt độ tương tác giữa các con mọt?
theo logic suy ra từ con người nhé, thân nhiệt của con ng trog 1 đám đông, bao h cũg tăg hơn so với bthg ở 1 mình
nhất là trong đkiện trời nắng nữa thì còn tăng nữa
con mọt chắc cũng fải thế chứ nhỉ
chắc là fải chế ra 1 cái nhiệt kế có đầu tiếp xúc nhỏ xíu, để đo thân nhiệt con mọt thôi, nhỉ
partirpourtoujours- Lớp 3
- Tổng số bài gửi : 19
Registration date : 29/06/2008
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Con mọt gạo quá nhỏ để tiến hành đo thân nhiệt của nó, tuy nhiên, nếu sử dụng tính chất kết hợp ta có thể đo được thân nhiệt của con mọt gạo bằng cách: sử dụng 1 chiếc cốc, trong cốc chứa đầy con mọt gạo, ta chỉ việc cắm nhiệt kế vào cốc chứa đầy mọt gạo. Nhiệt độ đo được của hàng nghìn con mọt gạo chính là nhiệt độ của 1 con mọt gạo.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Mình chỉ đăng tiếp nếu có ít nhất 1 bạn làm bài tâp, trả lời câu hỏi, nếu không bạn nào tham gia thì mình sẽ stop. (các bạn cứ trả lời, đừng ngại đúng sai).
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản.
Phần trình bày ở đây là lý thuyết, nhưng ứng dụng rất lớn, mình sẽ đưa kèm các ví dụ theo cách hiểu của mình, các bạn đọc có thể đưa thêm 1 vài ví dụ minh hoạ cùng tôi để phần minh hoạ thêm phong phú nhé.
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Chia đối tượng thành các phần độc lập
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Ví dụ:Chiếc thước gấp gồm nhiều đoạn như thước thợ mộc là một bước cải tiến cơ bản so với chiếc thước dài chỉ là một đoạn thẳng. Theo nguyên tắc chia nhỏ, khi các mảnh nhỏ là n tiến tới vô cùng ta có chiếc thước dây, thước cuộn bằng chất dẻo hay kim loại.
VD: Patent Mỹ N-2859791: Săm gồm 12 khoang riêng biệt, nếu một vài khoang nào đó bị thủng thì săm vẫn tạm thời làm việc được.
2. Nguyên tắc tách khỏi
- Tách phần gây phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất cần thiết ra khỏi đối tượng.
VD: mổ cắt u khỏi cơ thể người, hoặc tách vàng ra khỏi quặng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ (Thuật chất lượng địa phương)
- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất
VD: đầu viên đạn, trong chì, ngoài đồng
- Các phần khác nhau của đối tượng phải có chức năng khác nhau
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
VD: Sáng chế Liên Xô N-280328: Phương pháp sấy gạo khác biệt ở chỗ với mục đích giảm lượng hạt bị gẫy nát khi sấy do kích thước hạt không đồng đều, trước đó, người ta phân gạo theo kích thước và sấy theo các chế độ khác nhau.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không cân xứng (nói chung là giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
VD: bấm móng tay + dũa; bút thử điện + tuốc nơ vít.
VD: Hai chiếc thang máy khi cần có thể ghép lại làm một để vận chuyển các vật lớn (sáng chế Liên Xô N-183339)
VD: Tàu chở dầu của Nhật được trang bị máy chưng cất dầu ngay tại chỗ. Như thế có thể thực hiện cùng một lúc quá trình vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Bài tập: Để tăng chất lượng của gạo xuất khẩu, cần phải phòng chống con mọt gạo, để nghiên cứu con mọt gạo, người ta cần đo thân nhiệt của mọt có trong gạo. Bằng những phương pháp nêu trên bạn hãy đưa ra phương pháp đo thân nhiệt của con mọt gạo một cách đơn giản nhất (gợi ý: sử dụng nguyên tắc số 5).
(Còn tiếp…)
Phần trình bày ở đây là lý thuyết, nhưng ứng dụng rất lớn, mình sẽ đưa kèm các ví dụ theo cách hiểu của mình, các bạn đọc có thể đưa thêm 1 vài ví dụ minh hoạ cùng tôi để phần minh hoạ thêm phong phú nhé.
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Chia đối tượng thành các phần độc lập
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Ví dụ:Chiếc thước gấp gồm nhiều đoạn như thước thợ mộc là một bước cải tiến cơ bản so với chiếc thước dài chỉ là một đoạn thẳng. Theo nguyên tắc chia nhỏ, khi các mảnh nhỏ là n tiến tới vô cùng ta có chiếc thước dây, thước cuộn bằng chất dẻo hay kim loại.
VD: Patent Mỹ N-2859791: Săm gồm 12 khoang riêng biệt, nếu một vài khoang nào đó bị thủng thì săm vẫn tạm thời làm việc được.
2. Nguyên tắc tách khỏi
- Tách phần gây phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất cần thiết ra khỏi đối tượng.
VD: mổ cắt u khỏi cơ thể người, hoặc tách vàng ra khỏi quặng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ (Thuật chất lượng địa phương)
- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất
VD: đầu viên đạn, trong chì, ngoài đồng
- Các phần khác nhau của đối tượng phải có chức năng khác nhau
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
VD: Sáng chế Liên Xô N-280328: Phương pháp sấy gạo khác biệt ở chỗ với mục đích giảm lượng hạt bị gẫy nát khi sấy do kích thước hạt không đồng đều, trước đó, người ta phân gạo theo kích thước và sấy theo các chế độ khác nhau.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không cân xứng (nói chung là giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
VD: bấm móng tay + dũa; bút thử điện + tuốc nơ vít.
VD: Hai chiếc thang máy khi cần có thể ghép lại làm một để vận chuyển các vật lớn (sáng chế Liên Xô N-183339)
VD: Tàu chở dầu của Nhật được trang bị máy chưng cất dầu ngay tại chỗ. Như thế có thể thực hiện cùng một lúc quá trình vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Bài tập: Để tăng chất lượng của gạo xuất khẩu, cần phải phòng chống con mọt gạo, để nghiên cứu con mọt gạo, người ta cần đo thân nhiệt của mọt có trong gạo. Bằng những phương pháp nêu trên bạn hãy đưa ra phương pháp đo thân nhiệt của con mọt gạo một cách đơn giản nhất (gợi ý: sử dụng nguyên tắc số 5).
(Còn tiếp…)
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Re: Phương pháp luận sáng tạo
1. Phương pháp thử và sai
- Thực thế cho thấy, đa số mọi người suy nghĩ một cách tự nhiên để giải quyết vấn đề và ra quyết định. Sự tự nhiên này thể hiện ở chỗ, người suy nghĩ hiếm khi suy nghĩ về cách suy nghĩ của mình, cũng giống như người ta hít thở, đi lại, … một cách tự nhiên mà ít suy nghĩ về chúng và tìm cách cải tiến chúng.
- Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy phần lớn mọi người khi có vấn đề cần giải quyết thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ. Sau khi phát hiện ra những “phép thử” đó là sai, người giải tiến hành các phép thử khác, cứ tiến hành thử và sai mãi như vậy cho đến khi tìm được lời giải. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn đã hình thành trong quá khứ. Nếu các phép thử đó là sai, người giải trở nên mất tự tin và các phép thử tiếp theo, nhiều khi mang tính chất hú hoạ, mò mẫm.
- Cách suy nghĩ tụ nhiên như nói ở trên được gọi là phương pháp thử và sai.
2. Phân loại các mức sáng tạo
- Mức sáng tạo 1 (=mức khó của bài toán): Sử dụng ngay ý tưởng có sẵn (Sử dụng kiến thức của nghề, nơi Bài toán nảy sinh là đủ để giải quyết)
- Mức sáng tạo 2 : Lựa chọn ý tưởng tối ưu trong vài ý tưởng có sẵn
- Mức sáng tạo 3 : Cải tiến ý tưởng có sẵn
- Mức sáng tạo 4 : Đưa ra ý tưởng mới
- Mức sáng tạo 5 : Đưa ra nguyên lý hoạt động mới nhờ vậy có được loại hệ thống mới (Sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học)
3. Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ) gồm:
- 09 quy luật phát triển hệ thống
- 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản dùng để khắc phục các mâu thuẫn kỹ thuật
- 11 biến đổi mẫu dùng để khắc phục các mâu thuẫn vật lý.
- Hệ thống 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế
- Chương trình giải các bài toán – ARIZ.
Các khái niệm cơ bản, mình sẽ không trình bày, các bạn cần thắc mắc gì thì cứ hỏi tại đây, mình sẽ cùng trao đổi.
Bài sau: Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản.
- Thực thế cho thấy, đa số mọi người suy nghĩ một cách tự nhiên để giải quyết vấn đề và ra quyết định. Sự tự nhiên này thể hiện ở chỗ, người suy nghĩ hiếm khi suy nghĩ về cách suy nghĩ của mình, cũng giống như người ta hít thở, đi lại, … một cách tự nhiên mà ít suy nghĩ về chúng và tìm cách cải tiến chúng.
- Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy phần lớn mọi người khi có vấn đề cần giải quyết thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ. Sau khi phát hiện ra những “phép thử” đó là sai, người giải tiến hành các phép thử khác, cứ tiến hành thử và sai mãi như vậy cho đến khi tìm được lời giải. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn đã hình thành trong quá khứ. Nếu các phép thử đó là sai, người giải trở nên mất tự tin và các phép thử tiếp theo, nhiều khi mang tính chất hú hoạ, mò mẫm.
- Cách suy nghĩ tụ nhiên như nói ở trên được gọi là phương pháp thử và sai.
2. Phân loại các mức sáng tạo
- Mức sáng tạo 1 (=mức khó của bài toán): Sử dụng ngay ý tưởng có sẵn (Sử dụng kiến thức của nghề, nơi Bài toán nảy sinh là đủ để giải quyết)
- Mức sáng tạo 2 : Lựa chọn ý tưởng tối ưu trong vài ý tưởng có sẵn
- Mức sáng tạo 3 : Cải tiến ý tưởng có sẵn
- Mức sáng tạo 4 : Đưa ra ý tưởng mới
- Mức sáng tạo 5 : Đưa ra nguyên lý hoạt động mới nhờ vậy có được loại hệ thống mới (Sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học)
3. Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ) gồm:
- 09 quy luật phát triển hệ thống
- 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản dùng để khắc phục các mâu thuẫn kỹ thuật
- 11 biến đổi mẫu dùng để khắc phục các mâu thuẫn vật lý.
- Hệ thống 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế
- Chương trình giải các bài toán – ARIZ.
Các khái niệm cơ bản, mình sẽ không trình bày, các bạn cần thắc mắc gì thì cứ hỏi tại đây, mình sẽ cùng trao đổi.
Bài sau: Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Phương pháp luận sáng tạo
Trên thế giới có nhiều trường Đại học và Công ty dạy và học tư duy sáng tạo với mục đích đào tạo những người biết sáng tạo một cách hiệu quả. Ở VN, các sáng kiến, cải tiến, sáng chế còn mang tính tự phát, bị động và thiếu cơ sở về mặt phương pháp luận. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là do phương pháp luận sáng tạo chưa được chú ý đúng mức trong suốt quá trình giáo dục và đào tạo. Khoa học về sáng tạo đã đúc kết được nhiều thành tựu, có thể sử dụng chúng ngay như các công cụ mạnh mẽ. Suy nghĩ theo kiểu mò mẫm, “Thử và Sai” trong lúc đã có sẵn các phương pháp khoa học, hữu ích cho tư duy sáng tạo là sự lãng phí lớn. Trên thực tế, suy nghĩ và làm việc thiếu phương pháp khoa học đang là hiện tượng phổ biến, đang là lỗ hổng lớn cần khắc phục
Bắt đầu từ hôm nay, mình sẽ đăng tải liên tục những bài giảng quan trọng của chương trình Sơ cấp Phương Pháp luận sáng tạo (60 tiết) như là một món quà của mình gử tới các bạn đoàn viên.
Yêu cầu: mình chỉ có yêu cầu duy nhất là các bạn khi được giao bài tập thì phải có ít nhất 01 bạn làm bài tập và trả lời trực tiếp trên forum này. Nếu không có ít nhất 01 bạn trả lời câu hỏi và bài tập thì mình sẽ không đăng tải tiếp tục các phần tiếp theo.
Bắt đầu từ hôm nay, mình sẽ đăng tải liên tục những bài giảng quan trọng của chương trình Sơ cấp Phương Pháp luận sáng tạo (60 tiết) như là một món quà của mình gử tới các bạn đoàn viên.
Yêu cầu: mình chỉ có yêu cầu duy nhất là các bạn khi được giao bài tập thì phải có ít nhất 01 bạn làm bài tập và trả lời trực tiếp trên forum này. Nếu không có ít nhất 01 bạn trả lời câu hỏi và bài tập thì mình sẽ không đăng tải tiếp tục các phần tiếp theo.
thanhnienccmb- Lớp 7
- Tổng số bài gửi : 58
Registration date : 29/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết