Nghề Phi Công Mới Lạ... Nhưng Khó Hay Dễ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghề Phi Công Mới Lạ... Nhưng Khó Hay Dễ?
Hỏi: Tôi có thể lực rất tốt, nhanh nhạy về trực giác và hoạt động. Nhưng học ở trường, tôi chỉ đạt loại trung bình khá. Tôi rất thích tìm hiểu những thông tin liên quan đến máy bay hàng không, các kỹ thuật nhảy dù, điều khiển máy bay, sự cố khi máy bay gặp nạn…Ước mơ của tôi là trở thành phi công, nhưng hình như có gì đó làm tôi không an tâm lắm. Xin hãy cho biết, những khó khăn khi học nghề này? Liệu sức học chưa giỏi, có theo nghề phi công được không? Và để trở thành phi công, cần hội đủ những tiêu chuẩn và yếu tố nào?
Trả lời: Nghề phi công đang là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ có một thể lực cường tráng và nhiều sức khỏe. Đó là nghề mạo hiểm nhưng cũng rất thú vị. Mục đích của họ không chỉ là được phục vụ đất nước trong ngành hàng không mà còn có động cơ “tự do như chim” bay khắp phương trời. Nếu bạn đã có niềm đam mê nghề phi công, bạn nên đeo đuổi và đi kèm với việc trau dồi, luyện tập thường xuyên.
Lái máy bay không đòi hỏi nhiều trí thông minh hay tài giỏi gì đặc biệt. Người Việt mình đã học ra làm kỹ sư, bác sĩ, thì học lái máy bay chỉ là chuyện nhỏ. Khi tiếp cận với kỹ thuật trên máy bay, nhiều công việc trí tuệ bậc cao đều được máy móc đảm nhiệm cho phi công, chỉ cần biết “bấm nút” là xong. Vai trò của người phi công, ngoài việc điều khiển máy bay, họ cần dùng trực giác của mình để có thể đưa và đáp máy bay xuống một cách an toàn nhất. Họ không chỉ đưa phi cơ ra đường băng, tống ga cho máy bay từ từ vọt lên, sau đó xếp bánh xe, xếp cánh cản, và khi đủ độ cao 1000 feet thì bấm nút auto-pilot rồi…ngồi đó. Máy vi tính sẽ đưa phi cơ đi đúng lộ trình và cũng sẽ tự động đáp xuống đúng như bài bản.
Tuy vậy, bạn cần phải đề phòng trước những tình huống khi bay, lúc đó, bạn sẽ cần đến khả năng tư duy và kỹ năng xử lý. Nghề phi công có ba loại tư duy nổi trội đó là tư duy logic, tư duy hình tượng và tư duy sáng tạo. Khi đang ngồi trong buồng lái, bạn tuyệt nhiên không được lơ đễnh dù có đôi lúc, bạn sẽ tư duy hình tượng với những màu sắc, các đường bay…Hãy luôn nhớ đến nhiệm vụ khi kết hợp các thao tác và suy tưởng của mình. Cái khó ở đây là bạn cần chăm chú và tập trung cao độ trong mỗi chuyến bay, kể cả những lúc an toàn. Theo các nhà phi công kinh nghiệm, có 4 loại kỹ năng căn bản, mà bạn cần biết và luyện tập đều đặn để có thể trở thành phi công:
+ Kỹ năng tri giác không gian: Bạn phải biết định vị không gian bằng trực giác, sự nhạy bén của mình, không nên ỷ lại thái hóa vào máy móc.
+ Kỹ năng tri giác mùi vị: Nhận biết các mùi vị đặc biệt có liên quan đến các dự báo nguy hiểm.
+ Kỹ năng quan sát nhạy bén: Bạn nên chú ý và để tâm tới không gian bao quanh, các loại đồng hồ trong khoang lái, bản đồ, màn hình, để khi có sự sai lệch, bạn có thể điều chỉnh chúng kịp thời.
+ Kỹ năng xử lý tình huống: Bạn cần phải học cách xoay sở trong các tình huống bất cập và tình huống thoát hiểm. Cố gắng tối đa để có thể làm chủ mọi tình huống.
Đối với nghề phi công, sức khỏe tinh thần được coi trọng hơn là sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lơ là sức khỏe thể chất. Một sức khỏe tốt giúp bạn luôn chịu được áp lực từ công việc và áp lực của độ cao. Đó là sự cứng rắn, sự kiên định, nhiều khi phải có “tinh thần thép”, không dễ bị nao núng và khủng hoảng tinh thần. Bạn cần phải tập sao cho các giác quan của mình như tai, mũi phải thính, mắt phải tinh…Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể liên lạc câu lạc bộ hàng không để theo học và luyện tập. Chúc bạn sớm trở thành phi công trong tương lai.
Trả lời: Nghề phi công đang là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ có một thể lực cường tráng và nhiều sức khỏe. Đó là nghề mạo hiểm nhưng cũng rất thú vị. Mục đích của họ không chỉ là được phục vụ đất nước trong ngành hàng không mà còn có động cơ “tự do như chim” bay khắp phương trời. Nếu bạn đã có niềm đam mê nghề phi công, bạn nên đeo đuổi và đi kèm với việc trau dồi, luyện tập thường xuyên.
Lái máy bay không đòi hỏi nhiều trí thông minh hay tài giỏi gì đặc biệt. Người Việt mình đã học ra làm kỹ sư, bác sĩ, thì học lái máy bay chỉ là chuyện nhỏ. Khi tiếp cận với kỹ thuật trên máy bay, nhiều công việc trí tuệ bậc cao đều được máy móc đảm nhiệm cho phi công, chỉ cần biết “bấm nút” là xong. Vai trò của người phi công, ngoài việc điều khiển máy bay, họ cần dùng trực giác của mình để có thể đưa và đáp máy bay xuống một cách an toàn nhất. Họ không chỉ đưa phi cơ ra đường băng, tống ga cho máy bay từ từ vọt lên, sau đó xếp bánh xe, xếp cánh cản, và khi đủ độ cao 1000 feet thì bấm nút auto-pilot rồi…ngồi đó. Máy vi tính sẽ đưa phi cơ đi đúng lộ trình và cũng sẽ tự động đáp xuống đúng như bài bản.
Tuy vậy, bạn cần phải đề phòng trước những tình huống khi bay, lúc đó, bạn sẽ cần đến khả năng tư duy và kỹ năng xử lý. Nghề phi công có ba loại tư duy nổi trội đó là tư duy logic, tư duy hình tượng và tư duy sáng tạo. Khi đang ngồi trong buồng lái, bạn tuyệt nhiên không được lơ đễnh dù có đôi lúc, bạn sẽ tư duy hình tượng với những màu sắc, các đường bay…Hãy luôn nhớ đến nhiệm vụ khi kết hợp các thao tác và suy tưởng của mình. Cái khó ở đây là bạn cần chăm chú và tập trung cao độ trong mỗi chuyến bay, kể cả những lúc an toàn. Theo các nhà phi công kinh nghiệm, có 4 loại kỹ năng căn bản, mà bạn cần biết và luyện tập đều đặn để có thể trở thành phi công:
+ Kỹ năng tri giác không gian: Bạn phải biết định vị không gian bằng trực giác, sự nhạy bén của mình, không nên ỷ lại thái hóa vào máy móc.
+ Kỹ năng tri giác mùi vị: Nhận biết các mùi vị đặc biệt có liên quan đến các dự báo nguy hiểm.
+ Kỹ năng quan sát nhạy bén: Bạn nên chú ý và để tâm tới không gian bao quanh, các loại đồng hồ trong khoang lái, bản đồ, màn hình, để khi có sự sai lệch, bạn có thể điều chỉnh chúng kịp thời.
+ Kỹ năng xử lý tình huống: Bạn cần phải học cách xoay sở trong các tình huống bất cập và tình huống thoát hiểm. Cố gắng tối đa để có thể làm chủ mọi tình huống.
Đối với nghề phi công, sức khỏe tinh thần được coi trọng hơn là sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lơ là sức khỏe thể chất. Một sức khỏe tốt giúp bạn luôn chịu được áp lực từ công việc và áp lực của độ cao. Đó là sự cứng rắn, sự kiên định, nhiều khi phải có “tinh thần thép”, không dễ bị nao núng và khủng hoảng tinh thần. Bạn cần phải tập sao cho các giác quan của mình như tai, mũi phải thính, mắt phải tinh…Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể liên lạc câu lạc bộ hàng không để theo học và luyện tập. Chúc bạn sớm trở thành phi công trong tương lai.
Theo Hiếu học
Similar topics
» Nghề tiếp viên HK: Nhiều thử thách
» Sách hay: Đường vào nghề Hàng không
» Soạn tin nhắn ủng hộ người nghèo, trẻ em khó
» Nghề Tiếp viên hàng không - Nên cân nhắc giữa được và mất
» Thông tin hội nghị, họp của Đoàn CCMB
» Sách hay: Đường vào nghề Hàng không
» Soạn tin nhắn ủng hộ người nghèo, trẻ em khó
» Nghề Tiếp viên hàng không - Nên cân nhắc giữa được và mất
» Thông tin hội nghị, họp của Đoàn CCMB
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết