Vụ phi công VNA bị bắt tại ÚC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vụ phi công VNA bị bắt tại ÚC
Ngày 31/3/2008, khi chiếc máy bay Boeing của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xuất phát từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hạ cánh xuống sân bay Sydney - Australia, phi công Lại Quốc Việt rời máy bay, vừa kéo vali hành lý vào đến sảnh đón tiếp, thì lập tức bị nhân viên Ủy ban Điều tra tội phạm Australia (Australian Crime Commission - gọi tắt là ACC), bắt giữ. Vì sao ông Việt bị bắt?
Những phi vụ chuyển đôla Australia
Sinh năm 1950, về công tác tại Vietnam Airline (VNA) năm 1982, ông Lại Quốc Việt là một trong những người lái máy bay có thâm niên của VNA. Ông Việt còn điều khiển được cả hai loại máy bay chở khách thông dụng hiện nay của VNA là Boeing 777 và Airbus 320 khi hai loại này được VNA đưa vào sử dụng năm 2002. Vẫn theo thông tin này, thì ông Việt thường xuyên được phân công bay những tuyến bay quốc tế.
Cuối năm 2004, ACC phát hiện một đường dây buôn bán ma túy và chuyển tiền ra khỏi Australia có liên quan đến người Việt Nam mà cụ thể là một số người Việt định cư ở Australia, câu kết với các ổ nhóm mua bán ma túy tại Việt Nam, Lào, Campuchia cùng một vài phi công của VNA để vận chuyển ma túy sang Australia rồi đem tiền về thanh toán.
Lập tức, ACC phối hợp với Cục Cảnh sát liên bang (AFP), Trung tâm Phân tích và báo cáo về chuyển ngân Australia (Australian Transaction Report and Analysis Center – ATRAC) để thành lập một bộ phận đặc nhiệm mang tên “Chiến dịch Gordian”.
Đến cuối năm 2006, bộ phận đặc nhiệm Gordian đã bắt giữ 63 người, ngăn chặn một số vụ đưa ma túy vào Australia mà tổng giá trị lên đến 1 tỉ AUD (đôla Australia), đồng thời thu được khoảng 93 triệu AUD có nguồn gốc từ ma túy.
Tuy nhiên, tất cả những việc đó vẫn chưa thể ngăn chặn được các ổ nhóm vì việc mua bán, tiêu thụ ma túy mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù. Theo đánh giá của ACC, số ma túy đưa vào Australia và số tiền được chuyển ra đã tăng vọt, đặc biệt là trong 2 năm 2006, 2007.
Ngày 22/6/2006, trong một chuyến bay đến Australia, ông Lại Quốc Việt được một phi công khác của VNA, là ông Trần Đình Đang, giới thiệu gặp gỡ một phụ nữ tên là Huỳnh Thanh Hằng, là giám đốc của Công ty kiều hối Long Thành, có trụ sở và chi nhánh ở Sydney, Melbourne.
Trong cuộc gặp này, bà Hằng đề nghị ông Việt giúp bà chuyển một số tiền AUD về Việt Nam. Đổi lại, ông Việt sẽ nhận một khoản thù lao tương xứng. Giải thích về việc ấy, bà Hằng cho ông Việt biết phải làm như vậy – thay vì chuyển qua hệ thống ngân hàng, là để... trốn thuế!
Hai ngày sau buổi gặp gỡ, ông Lại Quốc Việt nhận 400 nghìn AUD, rồi cho vào vali đựng hành lý cá nhân. Và theo quy định, các phi công quốc tế đều được miễn qua khâu kiểm tra hải quan nên ông Việt đã đưa số tiền này về Việt Nam trót lọt.
Tuy nhiên, những manh mối của việc chuyển tiền bất hợp pháp này đã lọt vào tầm ngắm của ACC. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, bộ phận đặc nhiệm Gordian đã xác định hai mắt xích trong đường dây chuyển tiền là phi công Trần Đình Đang, thuộc VNA và bà Huỳnh Thanh Hằng.
Trong một cuộc điện đàm giữa ông Việt và bà Hằng, ông Việt nói: “Ngày mốt tôi sẽ đến. Tôi cần 40 dầu xanh, quần áo”. Trong một e-mail khác, ông Việt sử dụng từ “dầu vàng” và trong e-mail gửi ngày 18/8/2005, ông Lại Quốc Việt than thở: “Lạnh quá”, rồi ông hỏi: “Khi nào có dầu xanh, quần áo”.
Theo phân tích của bộ phận đặc nhiệm Gordian, chữ “dầu xanh” ám chỉ tờ giấy bạc mệnh giá 100 AUD, “dầu vàng” là tờ 50 AUD.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu ông Lại Quốc Việt chỉ là người nhận chuyển tiền thuê để hưởng hoa hồng, thì tại sao ông lại cần “dầu xanh”, “dầu vàng” trong lúc với vai trò làm thuê, thì người ta nhờ lúc nào, ông mới làm lúc ấy.
Ngày 28/5 ra trước tòa án Australia
Một mẻ lưới được giăng ra. Ngày 3/6/2006, khi phi công Trần Đình Đang kéo vali hành lý cá nhân vào sảnh chính của sân bay Sydney, các nhân viên trong bộ phận đặc nhiệm Gordian đã yêu cầu ông Đang vào phòng kiểm tra hành lý. Kết quả, trong vali của ông Đang có 540.000 AUD.
Tiếp theo, đặc nhiệm Gordian bắt bà Huỳnh Thanh Hằng cùng một vài người khác. Và mặc dù đã có đơn đề nghị Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và VNA can thiệp, nhưng ông Đang vẫn không được Australia cho đóng tiền thế chân tại ngoại. Tháng 8/2006, ông Trần Đình Đang ra tòa, lĩnh 4 năm rưỡi tù giam. Sau khi ông Đang bị bắt, ông Lại Quốc Việt ngừng hoạt động.
Tiếp tục lần theo những manh mối trong đường dây chuyển tiền của bà Huỳnh Thanh Hằng, Trần Đình Đang cùng một số tổ chức tội phạm khác, bộ phận đặc nhiệm Gordian phát hiện ra sự dính líu của ông Lại Quốc Việt.
Tính đến ngày 31/3/2008, là ngày ông Việt bị bắt, ông đã 18 lần chuyển tiền, lần nhiều nhất là 450.000 AUD, ít nhất là 100.000 AUD. Theo bộ phận đặc nhiệm Gordian, tổng số tiền mà ông Lại Quốc Việt đã chuyển ra khỏi Australia là 4 triệu AUD, có nguồn gốc từ 17 vụ mua bán ma túy.
Sau khi ông Việt bị bắt, ngày 1/4/2008, Tòa sơ thẩm Sydney đã triệu tập ông Việt ra trước tòa để các cơ quan tố tụng Australia chính thức công bố những tội danh cáo buộc ông, bao gồm 40 hành vi liên quan đến rửa tiền.
Trong buổi triệu tập này, công tố viên Rodney Ferat Smith không đồng ý cho ông Việt được nộp tiền thế chân để bảo lãnh tại ngoại bởi lẽ ông Việt không có thân nhân tại Australia. Tất cả mọi người trong gia đình ông Lại Quốc Việt đều sống ở Việt Nam.Hơn nữa, hành vi phạm tội của ông Việt là nghiêm trọng nên nếu cho ông Việt đóng tiền thế chân để tại ngoại, thì có thể ông sẽ bỏ trốn.
Căn cứ vào ý kiến này, Tòa sơ thẩm Sydney đã ra lệnh tạm giam đối với ông Lại Quốc Việt cho đến khi phiên tòa được mở ra vào ngày 28/5/2008.
Đứng trước sự việc ấy, một cán bộ của VNA đã xác nhận chuyện phi công Lại Quốc Việt bị Australia bắt giữ, và cho biết VNA vẫn đang theo dõi vấn đề này, đồng thời tạm đình chỉ công tác của ông Việt. Khi có phán quyết của Tòa án Australias, VNA sẽ tiến hành biện pháp kỷ luật theo Luật Lao động Việt Nam mà hình thức cao nhất là đuổi việc
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết