Nới “chiếc áo” cho Nội Bài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nới “chiếc áo” cho Nội Bài
Đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2020 và sau đó, nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội cần có một cảng hàng không (CHK) quốc tế quy mô và tầm cỡ khu vực.
Mặc dù có nhiều vị trí được đưa ra nhưng phương án nới rộng “chiếc áo” đã quá chật là CHK Nội Bài mà trước mắt là đẩy nhanh việc xây dựng nhà ga T2 đang được Chính phủ và các cơ quan chức năng đồng thuận.
Mặc dù có nhiều vị trí được đưa ra nhưng phương án nới rộng “chiếc áo” đã quá chật là CHK Nội Bài mà trước mắt là đẩy nhanh việc xây dựng nhà ga T2 đang được Chính phủ và các cơ quan chức năng đồng thuận.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đề xuất xây CHK mới tại một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, nhưng với những lợi thế hiện có, việc mở rộng CHK Nội Bài vẫn là phương án số 1. Quan điểm của Cục Hàng không (Bộ Giao thông – Vận tải) vẫn là tiếp tục đầu tư lớn cho CHK Nội Bài để nơi đây có thể đón tiếp tới 15 triệu hành khách/năm vào năm 2020 và hướng tới mục tiêu đáp ứng lượng khách lên tới 25 triệu khách/năm vào giai đoạn sau năm 2030.
Trong buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án nhà ga T2 tại CHK Nội Bài mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cần nghiên cứu để làm quy hoạch dài hạn cho CHK Nội Bài sau năm 2030 có khả năng tiếp nhận 50 triệu khách/năm. Thực tế cho thấy, khu vực tại CHK Nội Bài vẫn có đủ quỹ đất để mở rộng và có nhiều lợi thế để phát triển hơn là việc chúng ta xây mới một CHK ở địa phương khác. Vì thế, việc đầu tư lớn cho khu vực này đang được Chính phủ và các cơ quan chức năng xem xét triển khai. Theo Cục Hàng không Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu phát triển, từ nay tới năm 2020 cần đầu tư cho CHK Nội Bài 13.743,3 tỷ đồng; giai đoạn phát triển dài hạn đến năm 2030 cần 31.764,3 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư ước tính tới giai đoạn sau năm 2030 lên tới 56.812,6 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến sẽ huy động từ: Ngân sách Nhà nước, viện trợ ODA, vốn FDI, tư nhân, đầu tư BOT... tùy theo tính chất của mỗi dự án thành phần.
Trong quy hoạch tổng thể mới được điều chỉnh, CHK Nội Bài sẽ mang cấp 4E (theo tiêu chuẩn của ICAO) cho giai đoạn phát triển trung hạn đến năm 2020 và cấp 4F cho giai đoạn phát triển dài hạn sau năm 2020. CHK Nội Bài vẫn là sân bay dùng chung cả quân sự và dân sự với cấp công trình theo thiết kế sân bay quân sự là cấp I. Đến năm 2020, CHK Nội Bài có thể đáp ứng 29 vị trí đỗ máy bay với tổng diện tích 531.000 m2, trong trường hợp cần thiết có thể mở rộng và đáp ứng 43 vị trí đỗ. Cùng thời gian này, khu vực nhà ga hành khách sẽ có tổng công suất đạt 15,2 triệu khách/năm, tương ứng 5.350 hành khách vào giờ cao điểm.
Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế đất nước, Nhà ga T1 tại CHK Nội Bài đã có lúc quá tải. Bởi thế, Chính phủ quyết định xúc tiến xây dựng thêm một nhà ga hành khách hiện đại với công suất 10 triệu khách/năm: Nhà ga T2. T2 sẽ có tổng diện tích sàn 102.000 m2, 4 tầng với thiết kế hiện đại cung cấp dịch vụ chất lượng cao, luồng khách thông suốt… Công trình sẽ sử dụng tối đa thiết kế kỹ thuật, chủng loại hệ thống thiết bị chuyên ngành của Dự án Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất vừa khánh thành cuối năm 2007. Dự án nhà ga T2 sẽ sử dụng nguồn vốn vay từ Nguồn vốn dự trữ quốc gia thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chủ quản đầu tư là Bộ GTVT và chủ đầu tư là Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Dự án được xem là một trong những công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 419 triệu USD. Khi công trình hoàn thành, CHK Nội Bài có thể thông quan 16 triệu hành khách/năm. Ông Phạm Quý Tiêu, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: “Dự án nhà ga T2 được chia làm hai giai đoạn, khi khánh thành vào năm 2010 sẽ có công suất 8- 10 triệu khách/năm và sau đó sẽ được mở rộng để đạt công suất 15 triệu khách/năm”.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ban, ngành tại Nội Bài, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh các khâu như: giải phóng mặt bằng, đàm phán hợp đồng, bố trí nguồn vốn… đồng ý tạo cơ chế thuận lợi để dự án triển khai đúng tiến độ đã đặt ra.
Nguồn: Báo công thương
highflyer- Sinh viên năm 3
- Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết