Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần1 )

Go down

Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần1 ) Empty Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần1 )

Bài gửi  hoanamnb 2/12/2007, 10:54

NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI CÙNG CỦA BÁC


Hiếm thấy trong lịch sử có con người nào mà tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả một dân tộc, một đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể tìm thấy hình ảnh của Người trong từng hơi thở của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận mỗi người dân trong từng ý nghĩ của Người. “Bác Hồ”, đó là tên gọi trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà cả dân tộc đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình. Bác giản dị và gần gũi. Không có khoảng cách nào giữa một người dân bình thường với lãnh tụ lại được rút ngắn lại như vậy. Từ lâu Bác đã trở thành một lẽ sống không thể thiếu được trong đời sống chính trị và tinh thần của đất nước. Người là một cá nhân, nhưng Người cũng đã trở thành tất cả.
Đã có biết bao nhiêu người anh hùng trước giờ phút hy sinh đã hô lớn “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!”, “Bác Hồ muôn năm!”. Lời hô giản dị và thiết tha ấy trước kẻ thù trên nhiều pháp trường đã vang lên như một lời thề, thể hiện khí phách “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của người chiến sĩ cách mạng. Đó cũng là niềm mong mỏi da diết, là lời cầu chúc của người chiến sĩ cách mạng đối với sức khoẻ của Bác. Người sắp hy sinh cầu chúc cho Bác mãi mãi mạnh khoẻ, sống lâu, người sống cũng luôn khao khát Bác trường sinh cùng với dân tộc, với đất nước.
Nhưng sức khoẻ của bác lại hoàn toàn ngoài ý muốn của toàn Đảng, toàn dân ta. Vào giữa những năm của thập kỷ sáu mươi. Cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất. Nửa triệu quân Mỹ đã đổ bộ ồ ạt vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ tàn khốc nhất trong lịch sử. Tin tức về những người dân vô tội bị giết hại, những làng mạc trù phú ở miền Nam bị tàn phá đã trở thành nỗi đau nhức nhối thường xuyên của Bác.
Cùng với tuổi tác, sức khoẻ của Bác cứ mỗi ngày một suy giảm. Đã có một câu chuyện kể lại rằng, thấy Bác suy giảm sức khoẻ vì hút thuốc lá nhiều, các bác sĩ đề nghị Bác không được hút thuốc nữa, Bác chấp hành. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, các bác sĩ lại phải để Bác hút thuốc trở lại vì bỏ thuốc, sức khoẻ của Bác có phần sa sút hơn. Điếu thuốc là người bạn duy nhất của Bác trong những giờ phút riêng tư, khi tất cả mọi người sau một ngày làm việc với Bác đều trở về với cuộc sống gia đình.
Năm 1962, khi phái đoàn đầu tiên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc, trước khi về, thay mặt cho 14 triệu đồng bào miền Nam lúc đó, đoàn chỉ có một yêu cầu với Trung ương Đảng và nhân dân miền Bắc: “Phải cố gắng giữ gìn sức khoẻ của Bác cho thật tốt, để đồng bào miền Nam có thể được gặp Người khi nước nhà hoàn toàn thống nhất”.
Tháng 5 năm 1967, sau lễ mừng thọ nhân ngày sinh thứ 77 của Bác, Bộ Chính trị đã triệu tập một cuộc họp bất thường và bí mật để bàn việc bảo vệ sức khoẻ của Người và chuẩn bị giữ gìn thi hài Bác lâu dài sau khi Người qua đời.
Vốn là một người sống giản dị, Bác luôn luôn lo lắng đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Bác thường kêu gọi toàn Đảng, toàn dân ta thực hành tiết kiệm. Bởi vậy, quyết định trên của Bộ Chính trị là hoàn toàn trái với ý nguyện của Bác. Sau khi qua đời, Bác chỉ có một nguyện vọng: Hoả táng thi hài Bác, lấy tro đựng vào ba chiếc bình, đặt trên ba ngọn đồi thấp ở ba miền Bắc, Trung, Nam để đồng bào cả nước có thể đến với Bác và để Bác mãi mãi được gần gũi với dân, với nước. Bác còn dặn thêm rằng, trên mỗi ngọn đồi phải được trông thật nhiều cây có bóng mát và làm nhà để nhân dân có thể ngồi nghỉ mỗi khi lên viếng Bác. Nhưng việc giữ gìn thi hài Bác cho đời đời con cháu mai sau được chiêm ngưỡng lại là nguyện vọng thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân ta. Đó sẽ là phần thưởng vô giá mà Đảng ta dành cho các thế hệ tương lai của đất nước.
Mọi việc đã thành công tốt đẹp, nhưng cũng bắt đầu từ đó, trong lòng mỗi người biết tường tận về sức khoẻ của Bác, bắt đầu xuất hiện một khoảng trông, một khoảng trống còn mơ hồ nhưng không gì có thể bù đắp: đó là sự thiếu vắng Bác trong tương lai mà mỗi người dân, mỗi người lính sẽ phải gánh chịu. Không ai muốn điều đó, nhưng lại không thể không nghĩ đến nó.
Trong cuộc đời của Bác có nhiều nỗi đau, nhưng nỗi đau lớn nhất là nỗi đau miền Nam chưa được giải phóng, nước nhà chưa hoàn toàn được thống nhất. Năm 1966, khi tiếp một nhà báo Cu Ba, Bác đã đặt một bàn tay lên ngực mình nói rằng: “Nhân dân miền Nam, mỗi nhà, mỗi người đều có một nỗi đau, đem cộng tất cả những nỗi đau đó lại thì đấy là nỗi đau của tôi”. Cũng trong năm ấy, Người đã tuyên bố một chân lý bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Chân lý đó, cho đến bây giờ vẫn vang lên trên khắp hành tinh, trở thành lẽ sống của nhiều dân tộc còn chưa được độc lập, tự do thực sự.
Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim Bác và Bác cũng luôn có trong trái tim của mỗi người dân miền Nam. Còn nhớ năm 1946, trước quốc dân, đồng bào, trước nguy cơ miền Nam bị đe dọa, nước nhà bị chia cắt, Bác đã khẳng định: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Trong những tháng năm khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có ngày nào Bác không gọi điện hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình chiến sự ở miền Nam? Được vào miền Nam là nguyện vọng da diết trong những năm cuối đời của Bác. Nhiều lần, Bác đề nghị Bộ Chính trị bố trí để Bác được vào thăm đồng bào miền Nam theo đường mòn Trường Sơn, hoặc đường hàng không Hà Nội – Phnôm Pênh, nhưng nhận thấy sức khoẻ của Bác không bảo đảm cho chuyến đi, nên Bộ Chính trị đã tìm mọi cách trì hoãn chuyến đi ấy vì trước đây, sau chuyến đi thăm đồng bào Thái Bình trở về, Bác đã bị bệnh co thắt động mạch não.
Vào mùa xuân năm 1968, theo lời mời của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, Bác sang Bắc Kinh nghỉ ngơi và chữa bệnh. Đồng chí Lê Đức Thọ trước khi vào miền Nam công tác đã sang Bắc Kinh chào Bác. Khi nghe đồng chí Lê Đức Thọ báo cáo về chuyến đi sắp tới, Bác lại tha thiết đề nghị Bộ Chính trị bố trí để Bác đi miền Nam. Bác bảo: “Chú vào trong đó bàn với chú Phạm Hùng bố trí để Bác vào thăm đồng bào miền Nam”. Đồng chí Lê Đức Thọ khéo léo từ chối, nói rằng: Bác chỉ có thể đi đường hàng không qua Phnôm Pênh. Muốn vậy phải làm hộ chiếu và người ta dễ dàng nhận ra Bác vì Bác có râu. Bác bảo: Thì Bác cạo râu đi. Nhưng cạo râu thì đồng bào miền Nam không còn nhận ra Bác nữa - đồng chí Lê Đức Thọ trả lời. Bác ngồi yên và rất buồn. Lát sau Bác lại bảo cho Bác đi theo đường biển. Hồi đó, tàu chở vũ khí tiếp tế cho chiến trường miền Nam vẫn cập cảng Xi-ha-núc-vin. Bác sẽ cải trang làm một thuỷ thủ hoặc được giấu dưới hầm tàu… Phương án đã được Bác vạch ra tỉ mỉ, chi tiết, khó có thể từ chối được. Nhưng cũng như lần trước, đồng chí Lê Đức Thọ lại khéo léo trì hoãn, và hứa: Tình hình còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị sẽ cố gắng thu xếp để đồng bào miền Nam có thể sớm được gặp Bác. Lúc chia tay, Bác đã ôm lấy đồng chí Lê Đức Thọ khóc. Trong lòng người học trò, người đồng chí của Bác hôm ấy và suốt cả chuyến đi, lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo, sợ rằng khi hoàn thành nhiệm vụ trở về có thể sẽ không còn được gặp Bác nữa.
Mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, Bác đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân, sau đó đi theo quốc lộ 11 lên chúc tết đồng bào huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Đây là chuyến đi xa cuối cùng của Bác. Buổi trưa, ngồi nghỉ ăn cơm dưới một gốc đa ven đồi, nhìn những bóng người đang cắm cúi làm cỏ dưới cánh đồng ven đường, Bác cười quay sang đồng chí Kháng, Cục trưởng Cục Cảnh vệ nói vui: “Nhân dân mình chăm chỉ thật, mông một tết vẫn đi làm”. Và Bác đột ngột hỏi: “Này, có phải quân của chú không?”. Đồng chí Kháng bối rối “dạ” khẽ. Những năm ấy, đất nước còn chiến tranh nên việc bảo vệ an toàn cho chuyến đi của Bác luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Cục Cảnh vệ.
Sau chuyến đi đó trở về, sức khoẻ của Bác vẫn bình thường, nhưng kiểm tra kỹ điện tim, các bác sĩ thấy sóng tim đều đảo ngược. Hội đồng bác sĩ chẩn đoán Bác đang bị nhồi máu cơ tim bước đầu. Trước những dấu hiệu không lành ấy, Bộ Chính trị quyết định mời các giáo sư và bác sĩ Trung Quốc sang điều trị cho Bác.
hoanamnb
hoanamnb
Lớp 3
Lớp 3

Tổng số bài gửi : 15
Registration date : 12/11/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết