Phát triển mạng Cảng HK miền Bắc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phát triển mạng Cảng HK miền Bắc
Báo QĐND mới có bài viết liên quan đến Cụm cảng HK miền Bắc, mời các bạn đọc để tham khảo.
Chính phủ chỉ đạo xây dựng Cảng Hàng không miền Bắc đảm bảo phát triển vùng kinh tế bền vững
Trong bài phát biểu quan trọng trên nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII, khi đề cập nội dung quy hoạch về phát triển hạ tầng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã duyệt quy hoạch mở rộng Sân bay quốc tế Nội Bài và nghiên cứu để xây dựng một sân bay mới, phục vụ khoảng 50-80 chục triệu hành khách, trên quốc lộ cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng, nằm ở vị trí tỉnh Hải Hưng cũ.
Các đường bay của Vietnam Airlines từ Nội Bài
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trong bài phát biểu quan trọng trên nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII đã đề cập nội dung quy hoạch về phát triển hạ tầng. Đây là một vấn đề nóng, được các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo, năm 2008, Việt Nam phải tập trung giải quyết vấn đề hạ tầng.
Khi báo cáo trước Quốc hội, về hạ tầng giao thông, đồng chí Phó Thủ tướng đã nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã duyệt quy hoạch phát triển: Đối với ngành Hàng không thì nâng đội bay chúng ta lên khoảng 100 chiếc và phát triển đến mức cao hơn, mở thêm một số hãng máy bay để phát triển. Đối với sân bay thì sẽ mở rộng Sân bay quốc tế Nội Bài và nghiên cứu để xây dựng một sân bay mới, phục vụ khoảng 50-80 chục triệu hành khách, trên quốc lộ cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng, nằm ở vị trí tỉnh Hải Hưng cũ.
Trước đó, Hội Quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ về xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế hiện đại ở miền Bắc Việt Nam và chọn địa điểm ở phía Nam TP Hải Dương. Vấn đề đặt ra là, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh Hải Dương cần xem xét, đưa việc xây dựng sân bay mới vào quy hoạch, để đảm bảo việc xây dựng Sân bay quốc tế Nội Bài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng một cách bền vững.
Cảng hàng không miền Bắc chưa xứng tầm với phát triển kinh tế-xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 Cảng hàng không quốc tế là: Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, các Cảng hàng không quốc tế đã giữ được vai trò hạt nhân trong hoạt động và phát triển mạng giao thông hàng không ở nước ta. Trung bình mỗi năm, 3 cảng nêu trên đón khoảng 10 triệu lượt hành khách.
Tuy nhiên, so với một số Cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực thì sản lượng khai thác của các Cảng hàng không Việt Nam còn kém xa. Trên thị trường Đông Nam Á, hàng không Việt Nam đứng thứ 6, xếp hạng thế giới, Việt Nam đứng thứ 45.
Một trong những khó khăn là vị trí và cấp độ của cảng hàng không chưa đạt đúng tầm theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như trong quan hệ quốc tế và hội nhập. Cảng hàng không trung tâm chưa giữ được vai trò là một động lực phát triển kinh tế mạnh.
Bên cạnh đó, hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chưa đáp ứng được yêu cầu của một Cảng hàng không dân dụng quốc tế hiện đại cho toàn vùng. Trước đây, sân bay Nội Bài và các sân bay khác ở miền Bắc giữ vai trò lịch sử là sân bay quân sự với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cho đến nay, các sân bay có sẵn vẫn là sân bay quân sự với nhiệm vụ hỗn hợp phục vụ dân sự và quân sự, vì thế, hàng không dân dụng chưa phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng sẵn có của mình.
Theo GS.TSKH Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thì: Việc quy hoạch, xây dựng Cảng hàng không dân dụng quốc tế mới miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội - văn hoá cao trong cạnh tranh phát triển toàn diện của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc hình thành một Cảng hàng không dân dụng quốc tế hiện đại, độc đáo tầm cỡ thế giới cho vùng kinh tế miền Bắc Việt Nam và đồng bằng Bắc Bộ là một nhu cầu thực tế khách quan, nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế mạnh thời kỳ sau năm 2010 ở nước ta, làm thay đổi cơ bản cơ cấu phát triển vùng trong đầu tư, khai thác và phát triển, là bước đột phá trong hội nhập và phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới.
Còn theo TS Nguyễn Hoàn (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam); GS.TSKH Lâm Quang Cường (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) và Đại tá Phan Văn Nghi, nguyên Viện trưởng Viện TK sân bay và công trình hàng không, Tổng cục Hàng không (Bộ Quốc Phòng) đều nhất trí với quan điểm, cần thiết phải xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế miền Bắc Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Phát triển chuỗi đô thị Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội mang tính chiến lược
Có thể nói rằng, từ thực tế hiện nay, nhu cầu phải xây dựng một cảng hàng không mới hiện đại là một thực tế khách quan, phải được đặt ra từ bây giờ. Có như vậy, Cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc và vận tải hàng không Việt Nam có thể đứng đầu trong tốp 4 nước dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á và trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực mạnh trong tương lai.
Sau khi phân tích nghiên cứu các yếu tố cơ bản về kinh tế-xã hội, cùng với những yêu cầu về kỹ thuật hàng không và môi trường cảnh quan, địa lý, địa hình tự nhiên và mối quan hệ qua lại giữa các đô thị trong vùng, đặc biệt là giữa 3 TP: Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh).
Vị trí Cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc đã được nhiều cơ quan chức năng nhất trí nên chọn ở phía Nam TP Hải Dương trong phạm vi bán kính khoảng 10km, gần đường cao tốc mới số 5. Chúng ta có thể hy vọng rằng, đường cao tốc mới số 5 nối Hà Nội - Hải Phòng, cùng với hệ thống giao thông đường sắt hiện đại sẽ xây dựng trong quy hoạch gắn với Cảng hàng không dân dụng quốc tế mới ở Hải Dương, làm hoàn chỉnh và khép kín mạng lưới giao thông miền Bắc.
Nhà ga T1 - Nội Bài
Như vậy, việc phục vụ phát triển kinh tế vùng và cho chuỗi đô thị hoá tương lai lâu dài Hà Nội-Hải Phòng-Hải Dương sẽ là điểm sáng trong cả chuỗi đô thị khoảng 100km ở miền Bắc, tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm dân cư đô thị và nông thôn trong vùng theo hướng phát triển bền vững.
Từ chỉ đạo trên của Chính phủ cho thấy, việc cần thiết phải xây dựng Cảng hàng không miền Bắc trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc xây dựng cụm cảng cần phải có thời gian chuẩn bị và thực hiện.
Thiết nghĩ, trước mắt, chính quyền tỉnh Hải Dương cần xem xét, xây dựng quy hoạch tổng thể, để nếu được chọn là vị trí xây dựng Cảng hàng không miền Bắc sẽ xây dựng đúng theo dự kiến, tránh việc quy hoạch và sử dụng đất một cách manh mún. Có như vậy, việc phát triển chuỗi đô thị Hải Phòng-Hải Dương - Hà Nội sẽ mang tính chiến lược lâu dài và phát huy được tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
(theo QDND)
Chính phủ chỉ đạo xây dựng Cảng Hàng không miền Bắc đảm bảo phát triển vùng kinh tế bền vững
Trong bài phát biểu quan trọng trên nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII, khi đề cập nội dung quy hoạch về phát triển hạ tầng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã duyệt quy hoạch mở rộng Sân bay quốc tế Nội Bài và nghiên cứu để xây dựng một sân bay mới, phục vụ khoảng 50-80 chục triệu hành khách, trên quốc lộ cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng, nằm ở vị trí tỉnh Hải Hưng cũ.
Các đường bay của Vietnam Airlines từ Nội Bài
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trong bài phát biểu quan trọng trên nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII đã đề cập nội dung quy hoạch về phát triển hạ tầng. Đây là một vấn đề nóng, được các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo, năm 2008, Việt Nam phải tập trung giải quyết vấn đề hạ tầng.
Khi báo cáo trước Quốc hội, về hạ tầng giao thông, đồng chí Phó Thủ tướng đã nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã duyệt quy hoạch phát triển: Đối với ngành Hàng không thì nâng đội bay chúng ta lên khoảng 100 chiếc và phát triển đến mức cao hơn, mở thêm một số hãng máy bay để phát triển. Đối với sân bay thì sẽ mở rộng Sân bay quốc tế Nội Bài và nghiên cứu để xây dựng một sân bay mới, phục vụ khoảng 50-80 chục triệu hành khách, trên quốc lộ cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng, nằm ở vị trí tỉnh Hải Hưng cũ.
Trước đó, Hội Quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ về xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế hiện đại ở miền Bắc Việt Nam và chọn địa điểm ở phía Nam TP Hải Dương. Vấn đề đặt ra là, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh Hải Dương cần xem xét, đưa việc xây dựng sân bay mới vào quy hoạch, để đảm bảo việc xây dựng Sân bay quốc tế Nội Bài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng một cách bền vững.
Cảng hàng không miền Bắc chưa xứng tầm với phát triển kinh tế-xã hội
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 Cảng hàng không quốc tế là: Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, các Cảng hàng không quốc tế đã giữ được vai trò hạt nhân trong hoạt động và phát triển mạng giao thông hàng không ở nước ta. Trung bình mỗi năm, 3 cảng nêu trên đón khoảng 10 triệu lượt hành khách.
Tuy nhiên, so với một số Cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực thì sản lượng khai thác của các Cảng hàng không Việt Nam còn kém xa. Trên thị trường Đông Nam Á, hàng không Việt Nam đứng thứ 6, xếp hạng thế giới, Việt Nam đứng thứ 45.
Một trong những khó khăn là vị trí và cấp độ của cảng hàng không chưa đạt đúng tầm theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như trong quan hệ quốc tế và hội nhập. Cảng hàng không trung tâm chưa giữ được vai trò là một động lực phát triển kinh tế mạnh.
Bên cạnh đó, hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chưa đáp ứng được yêu cầu của một Cảng hàng không dân dụng quốc tế hiện đại cho toàn vùng. Trước đây, sân bay Nội Bài và các sân bay khác ở miền Bắc giữ vai trò lịch sử là sân bay quân sự với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cho đến nay, các sân bay có sẵn vẫn là sân bay quân sự với nhiệm vụ hỗn hợp phục vụ dân sự và quân sự, vì thế, hàng không dân dụng chưa phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng sẵn có của mình.
Theo GS.TSKH Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thì: Việc quy hoạch, xây dựng Cảng hàng không dân dụng quốc tế mới miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội - văn hoá cao trong cạnh tranh phát triển toàn diện của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc hình thành một Cảng hàng không dân dụng quốc tế hiện đại, độc đáo tầm cỡ thế giới cho vùng kinh tế miền Bắc Việt Nam và đồng bằng Bắc Bộ là một nhu cầu thực tế khách quan, nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế mạnh thời kỳ sau năm 2010 ở nước ta, làm thay đổi cơ bản cơ cấu phát triển vùng trong đầu tư, khai thác và phát triển, là bước đột phá trong hội nhập và phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới.
Còn theo TS Nguyễn Hoàn (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam); GS.TSKH Lâm Quang Cường (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) và Đại tá Phan Văn Nghi, nguyên Viện trưởng Viện TK sân bay và công trình hàng không, Tổng cục Hàng không (Bộ Quốc Phòng) đều nhất trí với quan điểm, cần thiết phải xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế miền Bắc Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Phát triển chuỗi đô thị Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội mang tính chiến lược
Có thể nói rằng, từ thực tế hiện nay, nhu cầu phải xây dựng một cảng hàng không mới hiện đại là một thực tế khách quan, phải được đặt ra từ bây giờ. Có như vậy, Cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc và vận tải hàng không Việt Nam có thể đứng đầu trong tốp 4 nước dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á và trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực mạnh trong tương lai.
Sau khi phân tích nghiên cứu các yếu tố cơ bản về kinh tế-xã hội, cùng với những yêu cầu về kỹ thuật hàng không và môi trường cảnh quan, địa lý, địa hình tự nhiên và mối quan hệ qua lại giữa các đô thị trong vùng, đặc biệt là giữa 3 TP: Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh).
Vị trí Cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc đã được nhiều cơ quan chức năng nhất trí nên chọn ở phía Nam TP Hải Dương trong phạm vi bán kính khoảng 10km, gần đường cao tốc mới số 5. Chúng ta có thể hy vọng rằng, đường cao tốc mới số 5 nối Hà Nội - Hải Phòng, cùng với hệ thống giao thông đường sắt hiện đại sẽ xây dựng trong quy hoạch gắn với Cảng hàng không dân dụng quốc tế mới ở Hải Dương, làm hoàn chỉnh và khép kín mạng lưới giao thông miền Bắc.
Nhà ga T1 - Nội Bài
Như vậy, việc phục vụ phát triển kinh tế vùng và cho chuỗi đô thị hoá tương lai lâu dài Hà Nội-Hải Phòng-Hải Dương sẽ là điểm sáng trong cả chuỗi đô thị khoảng 100km ở miền Bắc, tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm dân cư đô thị và nông thôn trong vùng theo hướng phát triển bền vững.
Từ chỉ đạo trên của Chính phủ cho thấy, việc cần thiết phải xây dựng Cảng hàng không miền Bắc trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc xây dựng cụm cảng cần phải có thời gian chuẩn bị và thực hiện.
Thiết nghĩ, trước mắt, chính quyền tỉnh Hải Dương cần xem xét, xây dựng quy hoạch tổng thể, để nếu được chọn là vị trí xây dựng Cảng hàng không miền Bắc sẽ xây dựng đúng theo dự kiến, tránh việc quy hoạch và sử dụng đất một cách manh mún. Có như vậy, việc phát triển chuỗi đô thị Hải Phòng-Hải Dương - Hà Nội sẽ mang tính chiến lược lâu dài và phát huy được tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
(theo QDND)
khoatd- Lớp 11
- Tổng số bài gửi : 98
Location : Noibai Airport
Registration date : 29/10/2007
Similar topics
» Nội Bài - 50 triệu khách/năm
» Phát triển máy bay cánh hướng về phía trước
» 10 triết lý về cuộc sống
» Các máy bay tề tựu trong triển lãm hàng không Nga
» Phát triển hàng không dân dụng - nhiều lợi ích
» Phát triển máy bay cánh hướng về phía trước
» 10 triết lý về cuộc sống
» Các máy bay tề tựu trong triển lãm hàng không Nga
» Phát triển hàng không dân dụng - nhiều lợi ích
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết