PELE Một huyền thoại ( P.1)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
PELE Một huyền thoại ( P.1)
Đối với những người yêu thích bóng đá thì những danh thủ thế giới nhiều khi tồn tại dưới dạng huyền thoại. Cho dù có xác thực hay không thì những huyền thoại đã phần nào làm nên sức quyến rũ mê đắm của bóng đá. Đầu tiên sẽ là chân dung của "Vua bóng đá" Pele.
Xuất xứ những cái tên của Pele
Pele trong màu áo ĐT Brazil.
Cũng như hầu hết những đứa trẻ Brazil khác, để thay thế cho cái tên dài lòng thòng trong tiếng Bồ Đào Nha, cậu bé Edson Arantes do Nascimento được những người trong gia đình gọi ngắn gọn theo họ Edson một cách âu yếm là Edinho, rồi ngắn hơn nữa là Edico và cuối cùng là Dico.
Mãi đến lần sinh nhật thứ 6 của Dico, Sosa, một cầu thủ trong đội bóng của ông Dondinho mới tặng cậu bé quả bóng da và đó là lần đầu tiên cậu được chơi với một quả bóng thực thụ.
Cậu bé Dico luôn là đứa giỏi nhất trong số những đứa bạn đồng lứa và mang dáng dấp của một thủ lĩnh. Năm lên 10 tuổi, Dico đã tự lập ra một đội bóng của riêng mình để đi thi đấu với những đội bóng của bọn trẻ con ở các khu lân cận. Dico đặt tên cho đội bóng của mình là Setimo de Setembro, Mùng Bảy Tháng Chín, tên của đường phố nơi gia đình cậu đang sống.
Một hôm, trong khi trận đấu trên đường phố đang diễn ra, một đứa trẻ bỗng hét lên gọi cậu là Pele! Tất cả những đứa khác cũng gọi theo. Dico rõ ràng là không khoái cái tên này một tí nào. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó chẳng có một ý nghĩa nào hết. Biệt danh của cậu do gia đình đặt cho là Dico và cậu muốn lũ bạn gọi mình theo cái tên đó. Nhưng mặc kệ, lũ bạn ương bướng vẫn cứ gọi cậu là Pele. Đã có lần, cậu đánh lộn với một thằng bạn chỉ vì cậu cho rằng cái tên đó là một sự xúc phạm. Nhưng rồi cậu buộc phải chấp nhận và cái tên Pele sẽ theo cậu suốt cuộc đời, không chỉ trên sân cỏ mà còn cả trong cuộc sống. Cậu không thể biết rằng trong mấy chục năm sau, Pele sẽ trở thành một trong những cái tên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Chỉ có một cái tên Pele khác cũng được nhiều người biết là tên của nữ thần núi lửa trên đảo Kilauea ở Hawaii!
Khi thi đấu ở Santos, Pele có biệt danh thứ hai của mình: "Gasoline", tức "Dầu máy". Lý do: vốn là cầu thủ đàn em trẻ nhất trong đội, Pele thường bị các "ma cũ", những đàn anh lớn tuổi hơn, sai chạy đi mua cà phê hay làm những công việc lặt vặt. Mỗi lần như thế, họ lại trêu: "Nhanh lên, đừng để hao "dầu máy" đấy nhé!".
Khi Pele mới lần thứ hai được gọi vào đội tuyển Brazil, trong một trận đấu của câu lạc bộ Santos gặp một câu lạc bộ khác là Americano trên sân vận động Maracana thời kỳ trước khi diễn ra giải thế giới năm 1958 tại Thụy Điển, phóng viên tường thuật trận đấu là Nelson Rodrigues, quá hâm mộ phong độ của Pele trong trận đấu này (Santos thắng 5-3, Pele lập hattrick), đã không hề do dự gọi Pele là O Rei (tức "Nhà Vua" trong tiếng Bồ Đào Nha), đồng thời nhiệt thành tiên đoán: "Với Pele trong đội hình cùng với những cầu thủ khác nữa, chúng ta sẽ không tới Thụy Điển với nỗi sợ hãi. Chính các đối thủ sẽ phải run sợ trước chúng ta".
Đó quả thật là một lời tiên tri chính xác, còn Nelson Rodrigues chính là người đầu tiên đặt danh hiệu "Vua" cho Pele, một danh xưng tương xứng với tài nghệ vô song của người cầu thủ này.
Suýt chút nữa không có “vua"
Cú đá "xe đạp chổng ngược" nổi tiếng.
Năm 12 tuổi, Pele gia nhập câu lạc bộ bóng đá trẻ Bauru Athletic ở Sao Paulo, khi ấy do Waldemar de Brito, một cựu cầu thủ bóng đá quốc tế của Brazil, người từng tham gia đội tuyển Brazil dự giải vô địch thế giới năm 1934 tại Italy huấn luyện. Những kỹ năng bóng đá của Pele khi còn là một cậu bé con đã khiến cho ông Waldemar de Brito chú ý. Ông nhận lời làm huấn luyện viên cho cậu và năm 1956, bất chấp việc Pele vẫn còn bị một vết chấn thương ở đầu gối, ông De Brito đưa Pele đến giới thiệu với Santos, một câu lạc bộ hạng trung ở vùng bờ biển của Brazil. Ông nói với Chủ tịch câu lạc bộ Santos, khi ấy vẫn còn bán tín bán nghi: "Cậu bé này rồi sẽ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới".
Ngày 23/7/1956, khi còn chưa đầy 16 tuổi, Pele được phép chơi thử trận đầu tiên cho Santos. Không có gì để chê. Vậy là mười ngày sau, 3/8/1956, Pele ký hợp đồng với câu lạc bộ Santos, trở thành cầu thủ bóng đá nhà nghề khi mới chưa đầy 16 tuổi. Pele đã nhanh chóng chứng minh rằng người thầy của mình là một nhà tiên tri. Cùng với câu lạc bộ Santos, Pele trở thành huyền thoại.
Mặc dù đạt được ước nguyện thi đấu cho một đội bóng nhà nghề, thế nhưng dù sao Pele vẫn còn là một cậu bé. Trong những ngày tập trung đầu tiên ở trại huấn luyện của đội Santos, nỗi nhớ nhà cồn cào đã giày vò cậu bé lần đầu tiên xa nhà. Không chịu nổi, một hôm, Pele đã quyết định trốn khỏi nơi tập trung đội để về nhà, dù ra sao thì ra. May mắn cho Pele, cho bóng đá, một người làm công ở câu lạc bộ Santos tên là Sabu đã tóm được cậu bé trên đường cậu trốn về rồi đem cậu trở lại câu lạc bộ. Không có Sabu, hẳn là lịch sử bóng đá thế giới đã ngoặt sang một hướng khác.
Xuất xứ những cái tên của Pele
Pele trong màu áo ĐT Brazil.
Cũng như hầu hết những đứa trẻ Brazil khác, để thay thế cho cái tên dài lòng thòng trong tiếng Bồ Đào Nha, cậu bé Edson Arantes do Nascimento được những người trong gia đình gọi ngắn gọn theo họ Edson một cách âu yếm là Edinho, rồi ngắn hơn nữa là Edico và cuối cùng là Dico.
Mãi đến lần sinh nhật thứ 6 của Dico, Sosa, một cầu thủ trong đội bóng của ông Dondinho mới tặng cậu bé quả bóng da và đó là lần đầu tiên cậu được chơi với một quả bóng thực thụ.
Cậu bé Dico luôn là đứa giỏi nhất trong số những đứa bạn đồng lứa và mang dáng dấp của một thủ lĩnh. Năm lên 10 tuổi, Dico đã tự lập ra một đội bóng của riêng mình để đi thi đấu với những đội bóng của bọn trẻ con ở các khu lân cận. Dico đặt tên cho đội bóng của mình là Setimo de Setembro, Mùng Bảy Tháng Chín, tên của đường phố nơi gia đình cậu đang sống.
Một hôm, trong khi trận đấu trên đường phố đang diễn ra, một đứa trẻ bỗng hét lên gọi cậu là Pele! Tất cả những đứa khác cũng gọi theo. Dico rõ ràng là không khoái cái tên này một tí nào. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó chẳng có một ý nghĩa nào hết. Biệt danh của cậu do gia đình đặt cho là Dico và cậu muốn lũ bạn gọi mình theo cái tên đó. Nhưng mặc kệ, lũ bạn ương bướng vẫn cứ gọi cậu là Pele. Đã có lần, cậu đánh lộn với một thằng bạn chỉ vì cậu cho rằng cái tên đó là một sự xúc phạm. Nhưng rồi cậu buộc phải chấp nhận và cái tên Pele sẽ theo cậu suốt cuộc đời, không chỉ trên sân cỏ mà còn cả trong cuộc sống. Cậu không thể biết rằng trong mấy chục năm sau, Pele sẽ trở thành một trong những cái tên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Chỉ có một cái tên Pele khác cũng được nhiều người biết là tên của nữ thần núi lửa trên đảo Kilauea ở Hawaii!
Khi thi đấu ở Santos, Pele có biệt danh thứ hai của mình: "Gasoline", tức "Dầu máy". Lý do: vốn là cầu thủ đàn em trẻ nhất trong đội, Pele thường bị các "ma cũ", những đàn anh lớn tuổi hơn, sai chạy đi mua cà phê hay làm những công việc lặt vặt. Mỗi lần như thế, họ lại trêu: "Nhanh lên, đừng để hao "dầu máy" đấy nhé!".
Khi Pele mới lần thứ hai được gọi vào đội tuyển Brazil, trong một trận đấu của câu lạc bộ Santos gặp một câu lạc bộ khác là Americano trên sân vận động Maracana thời kỳ trước khi diễn ra giải thế giới năm 1958 tại Thụy Điển, phóng viên tường thuật trận đấu là Nelson Rodrigues, quá hâm mộ phong độ của Pele trong trận đấu này (Santos thắng 5-3, Pele lập hattrick), đã không hề do dự gọi Pele là O Rei (tức "Nhà Vua" trong tiếng Bồ Đào Nha), đồng thời nhiệt thành tiên đoán: "Với Pele trong đội hình cùng với những cầu thủ khác nữa, chúng ta sẽ không tới Thụy Điển với nỗi sợ hãi. Chính các đối thủ sẽ phải run sợ trước chúng ta".
Đó quả thật là một lời tiên tri chính xác, còn Nelson Rodrigues chính là người đầu tiên đặt danh hiệu "Vua" cho Pele, một danh xưng tương xứng với tài nghệ vô song của người cầu thủ này.
Suýt chút nữa không có “vua"
Cú đá "xe đạp chổng ngược" nổi tiếng.
Năm 12 tuổi, Pele gia nhập câu lạc bộ bóng đá trẻ Bauru Athletic ở Sao Paulo, khi ấy do Waldemar de Brito, một cựu cầu thủ bóng đá quốc tế của Brazil, người từng tham gia đội tuyển Brazil dự giải vô địch thế giới năm 1934 tại Italy huấn luyện. Những kỹ năng bóng đá của Pele khi còn là một cậu bé con đã khiến cho ông Waldemar de Brito chú ý. Ông nhận lời làm huấn luyện viên cho cậu và năm 1956, bất chấp việc Pele vẫn còn bị một vết chấn thương ở đầu gối, ông De Brito đưa Pele đến giới thiệu với Santos, một câu lạc bộ hạng trung ở vùng bờ biển của Brazil. Ông nói với Chủ tịch câu lạc bộ Santos, khi ấy vẫn còn bán tín bán nghi: "Cậu bé này rồi sẽ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới".
Ngày 23/7/1956, khi còn chưa đầy 16 tuổi, Pele được phép chơi thử trận đầu tiên cho Santos. Không có gì để chê. Vậy là mười ngày sau, 3/8/1956, Pele ký hợp đồng với câu lạc bộ Santos, trở thành cầu thủ bóng đá nhà nghề khi mới chưa đầy 16 tuổi. Pele đã nhanh chóng chứng minh rằng người thầy của mình là một nhà tiên tri. Cùng với câu lạc bộ Santos, Pele trở thành huyền thoại.
Mặc dù đạt được ước nguyện thi đấu cho một đội bóng nhà nghề, thế nhưng dù sao Pele vẫn còn là một cậu bé. Trong những ngày tập trung đầu tiên ở trại huấn luyện của đội Santos, nỗi nhớ nhà cồn cào đã giày vò cậu bé lần đầu tiên xa nhà. Không chịu nổi, một hôm, Pele đã quyết định trốn khỏi nơi tập trung đội để về nhà, dù ra sao thì ra. May mắn cho Pele, cho bóng đá, một người làm công ở câu lạc bộ Santos tên là Sabu đã tóm được cậu bé trên đường cậu trốn về rồi đem cậu trở lại câu lạc bộ. Không có Sabu, hẳn là lịch sử bóng đá thế giới đã ngoặt sang một hướng khác.
phamvuhoang- Tốt nghiệp Đại học
- Tổng số bài gửi : 224
Registration date : 28/10/2007
Similar topics
» PELE Một huyền thoại ( P.2)
» PELE Một huyền thoại ( P.3)
» Tiếng ồn máy bay gây cao huyết áp
» Huyền thoại Air Force One
» PELE Một huyền thoại ( P.3)
» Tiếng ồn máy bay gây cao huyết áp
» Huyền thoại Air Force One
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết