Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Air Aisa

Go down

Air Aisa Empty Air Aisa

Bài gửi  khoatd 24/7/2008, 08:05

Về sự nghiệp chói lọi của Dato' Anthony Francis Fernandes, không ít người đã từng nhận xét rằng đó là một câu chuyện cổ tích có thật về một ý tưởng nhỏ nhưng mang lại những thành công lớn.

Với lòng quyết tâm và một bộ óc mang tầm chiến lược, từ một nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh đĩa nhạc, Dato' Anthony Francis Fernandes đã thẳng tiến tới thành công trong lĩnh vực hàng không của Malaysia và châu Á.

Sau quyết định táo bạo mua lại hãng hàng không AirAsia đang trên bờ vực phá sản, Dato' Anthony Francis Fernandes đã từng bước tạo nên một trong những “đế chế” hàng không tên tuổi nhất châu Á ngày nay. Khẩu hiệu “Now everyone can fly” của AirAsia giờ đây cũng đã vươn tới Việt Nam.

Khai thác trung bình 200 chuyến bay mỗi ngày trên 75 đường bay nội địa và quốc tế, AirAsia chú trọng tới dịch vụ hàng không giá rẻ và là đối tác quan trọng của nhiều hãng hàng không bên ngoài Malaysia, ở Việt Nam là với Pacific Airlines (mới đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines).

Nhà quản lý nổi danh


Cùng với sự phát triển mạnh của lĩnh vực hàng không thế giới, các doanh nghiệp hàng không trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có AirAsia của Malaysia cũng đang đồng loạt triển khai chiến lược mở rộng sang mảng dịch vụ hàng không giá rẻ.

Mới đây nhất, vào ngày 16/5/2008, Chủ tịch kiêm CEO của AirAsia, ông Fernandes đã tuyên bố sẽ đưa vào khai thác đường bay hành trình dài giá rẻ tới Nhật Bản vào đầu năm 2009. Đây là một trong những chiến lược đáng chú ý nhất của AirAsia trong nửa cuối năm 2008 hướng vào thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng nhưng cũng không ít những sức ép từ các đối thủ trong và ngoài khu vực.

Dựa trên thế mạnh của AirAsia, Fernandes rất tự tin cho biết: “Nhật Bản hầu như có rất ít dịch vụ hàng không giá rẻ, do đó, việc thiết lập đường bay giá rẻ sẽ từ Nhật Bản tới Malaysia và ngược lại sẽ mang lại nhiều cơ hội cho cả AirAsia và khách hàng”.

Sau những chuyến đích thân đi khảo sát thực tế tại Nhật Bản, Fernandes dự định sẽ đồng loạt mở 3 đường bay giá rẻ tới Nhật Bản và sẽ còn tiếp tục nhân rộng loại hình dịch vụ này ra các quốc gia như Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ trong thời gian tiếp theo. Đối tượng khách hàng tiềm năng nhất cho loại hình dịch vụ này là khách du lịch từ Nhật Bản đi tới các quốc gia khu vực châu Á như Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc....Trong khi phát triển và mở rộng thị trường, AirAsia cũng góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nạn thất nghiệp cho người lao động Malaysia.

Với một mạng lưới hoạt động rộng với nhiều nguồn nhân lực có ngành nghề đa dạng từ phi công, kỹ sư điện tử, tin học, thiết kế website cho tới nhân viên văn phòng và tài chính, hàng năm, AirAsia đã mở ra không ít cơ hội việc làm cho xã hội, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực bổ sung quan trọng cho doanh nghiệp.

Sau khi nhận giải thưởng Asia Pacific Brand Channel Award, tháng 5/2008, AirAsia tiếp tục gây tiếng vang khi được Tổ chức Center of Asia Pacific Aviation (CAPA) trao giải thưởng danh giá nhất của ngành hàng không - Airline of the Year. Niềm vinh dự này khẳng định sự phát triển bùng nổ của AirAsia trên thị trường hàng không khu vực và quốc tế. “Airline of the Year” là mốc son đánh dấu khả năng cạnh tranh vượt trội của AirAsia trước các đối thủ lớn trong và ngoài khu vực.

Không chỉ nổi tiếng là một trong 40 người có khối tài sản lớn nhất Malaysia với 230 triệu USD, Fernandes còn được biết tới là chiến lược gia trẻ tuổi trong lĩnh vực kinh doanh. Trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, với những nỗ lực và khả năng của mình, Tony Fernandes cũng từng được tặng thưởng không ít các giải thưởng lớn gồm: International Herald Tribune Award; Malaysian CEO of the Year 2003; CEO of the Year 2003 do American Express Corporate Services and Business Times trao tặng; “Emerging Entrepreneur of the Year” và “Entrepreneur Of The Year Awards” của Tổ chức Ernst & Young năm 2003; “25 Stars of Asia” của Tạp chí Business Week năm 2005 và “Malaysian Ernst & Young Entrepreneur of the Year 2006”.

Bước vào năm 2008, Tony Fernandes tiếp tục được Tổ chức Singapore Institute of International Affairs (SIIA) bầu chọn là một trong 10 nhà lãnh đạo mới nổi xuất sắc nhất của khu vực châu Á.

Khởi nghiệp với sự tự lập

Tony Fernandes tên đầy đủ là Anthony Francis Fernandes, sinh năm 1964 tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong một gia đình có sự hòa trộn hai dòng máu Malaysia và Bồ Đào Nha. Do gia đình làm nghề kinh doanh nên ngay từ khi còn nhỏ, Anthony Francis Fernandes đã được mẹ hướng dẫn làm quen với công việc kinh doanh. Thậm chí, trong những buổi đàm phán và ký kết hợp đồng, Anthony Francis Fernandes cũng thường được mẹ đưa đi cùng để học hỏi.

Tốt nghiệp bậc trung học tại trường Epsom College năm 1983, mong muốn Anthony Francis Fernandes đi theo nối nghiệp kinh doanh của gia đình, bố mẹ đã gửi cậu sang học chuyên ngành tài chính tại trường London School of Economics của Anh. Tới năm 1987, sau khi tốt nghiệp London School of Economics, quyết tâm lập nghiệp ngay tại Anh, Anthony Francis Fernandes xin vào làm nhân viên kế toán của doanh nghiệp Virgin Records của Richard Branson.

Với trình độ chuyên sâu và tố chất thông minh vượt trội, từ một nhân viên kế toán bình thường, Anthony Francis Fernandes nhanh chóng khẳng định được tài năng của mình và lần lượt được thăng tiến lên vị trí quản lý mảng kiểm toán và sau đó là quản lý tài chính.

Một điều mà nhiều người vẫn còn chưa biết về Anthony Francis Fernandes là niềm đam mê âm nhạc và những cống hiến của ông vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển nền âm nhạc truyền thống của Malaysia.

khoatd
Lớp 11
Lớp 11

Tổng số bài gửi : 98
Location : Noibai Airport
Registration date : 29/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết