Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHK Quốc tế mới cho Bắc bộ

Go down

CHK Quốc tế mới cho Bắc bộ Empty CHK Quốc tế mới cho Bắc bộ

Bài gửi  highflyer 23/12/2007, 00:31

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, trong đó dự án xây dựng mới một sân bay quốc tế trên trục đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với quy mô đón 50 đến 80 triệu khách/ năm sẽ là hiện thực của một ngày không xa. Đó là bước đột phá quan trọng, làm thay đổi diện mạo cuộc sống của dân cư, tạo nền tảng kinh tế vững chắc lâu dài cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.

Hiện nay, Việt Nam có 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, các cảng hàng không quốc tế đã giữ vai trò hạt nhân trong hoạt động và phát triển mạng giao thông hàng không ở nước ta. Tuy nhiên, do vị trí và cấp độ của cảng hàng không chưa đạt được đúng tầm theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trong quan hệ quốc tế và hội nhập, cho nên cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã nhận định, đánh giá về tình hình phát triển của các cụm cảng hàng không hiện nay và nêu lên đề xuất, kiến nghị cho việc xây mới một cảng hàng không dân dụng mới ở miền Bắc. Vì đó là một trong những động lực phát triển kinh tế mạnh của quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay và sẽ làm thay đổi cơ bản diện mạo kinh tế khu dân cư được quy hoạch. Cảng hàng không dân dụng quốc tế là một đầu mối giao thông rất quan trọng của mỗi quốc gia. Nó có tác động to lớn trong việc thúc đẩy, điều hòa sự phát triển kinh tế vùng bền vững và sâu sắc.

Theo ông Phan Văn Nghi, nguyên Viện Trưởng Viện TK sân bay và công trình hàng không, Tổng Cục hàng không - Bộ Quốc phòng thì các cảng hàng không ở miền Bắc hiện nay khó phát triển thành một cảng hàng không dân dụng đạt đẳng cấp quốc tế. Nên nhu cầu xây dựng một cảng hàng không quốc tế mới nằm ở miền Bắc Việt Nam là một tất yếu và đưa ra đúng lúc là rất cần thiết. Trong cuộc hội thảo quốc tế “xây dựng cảng hàng không trong chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam” cũng đã đề cập đến vấn đề “phát triển cảng hàng không và quan hệ phát triển đô thị, vùng công nghiệp - giải pháp - kiến nghị” và đã hình thành ý tưởng về xây dựng mới một cảng hàng không quốc tế tầm cỡ cho miền Bắc Việt Nam. Nó thể hiện đẳng cấp quốc tế cho vùng tam giác kinh tế miền Bắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.




Hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế của thời đại, điều quan trọng là tìm ra được cách định hình bản chất của cạnh tranh, phương thức làm chủ vận mệnh của chính mình, một quốc gia, một địa phương và ở mỗi con người cụ thể trong thời đại mới: kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và cách mạng quản lý. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta đang là một yêu cầu bức thiết của nền kinh tế vậy đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương và các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ. Trên cơ sở nhận định đó, tiến sĩ Nguyễn Hoàn – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam khẳng định: “Đề xuất xây dụng mới cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc Việt Nam của Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam là một tư duy mới trong quy hoạch phát triển chiến lược”. Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng không dân dụng quốc tế là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của toàn xã hội. Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã mạnh dạn đưa vấn đề này qua “Đề xuất kiến nghị xây dựng mới cảng hàng không dân dụng quốc tế miền Bắc Việt Nam” là phù hợp với mục đích và nhiệm vụ kiến thiết đất nước.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Lâm Quang Cường, trường Đại học xây dựng Hà Nội cho rằng vị trí của sân bay không nhất thiết phải quá gần thành phố trung tâm, nhờ sự gắn kết với các tuyến cao tốc đường sắt, đường ô tô. Trong điều kiện đô thị hoá phát triển cao, sân bay quốc tế không chỉ phục vụ riêng cho thành phố trung tâm mà phải phục vụ tốt cho cả vùng. Khi bố trí hệ thống sân bay, trước tiên phải tính đến mối quan hệ mật thiết với các đô thị trong vùng, với các điểm dân cư nông thôn, với các hành lang và tuyến giao thông cao tốc, các đầu mới giao thông trong vùng, đồng thời phải tạo điều kiện phục vụ tốt cho các đô thị, các điểm dân cư của các vùng khác.

Việc ra đời một cảng hàng không dân dụng ở miền Bắc, cụ thể trong chuỗi đô thị Hải Phòng - Hải Dương – Hà Nội sẽ là một mô hình phát triển đô thị hóa có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội văn hóa cao trong cạnh tranh phát triển toàn diện của Việt Nam trên trường quốc tế. Phù hợp với quá trình phát triển của thời đại công nghệ thông tin, hội nhập và phát triển bền vững.
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết