Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

JetStar Pacific - hàng không "kiểu Úc".

Go down

JetStar Pacific - hàng không "kiểu Úc". Empty JetStar Pacific - hàng không "kiểu Úc".

Bài gửi  highflyer 3/8/2008, 19:51

Vài năm trước đây trên tivi Việt Nam có quảng cáo bia Foster người ta nghe quen với các câu slogan như "câu cá kiểu Úc", "taxi kiểu Úc", "uống bia kiểu Úc"... như một cách nói lên sự kỳ dị, không giống ai. Và ngày nay JetStar cũng... không giống ai như vậy.
Các chuyến bay quốc nội Việt Nam hiện nay chỉ có 2 hãng hàng không là Việt Nam Airline và JetStar Pacific (biến thể của Pacific Airline - hàng không giá rẻ). Trong thời buổi giá xăng dầu tăng nên máy bay giá rẻ trở nên đắt hàng. Tuy nhiên, tiền nào của đó, từng chi tiết trong cuộc hành trình đều được "rẻ hóa" từ các dịch vụ có vật thể cho đến dịch vụ phi vật thể.
Vé lên máy bay được in ra từ chiếc máy in nhiệt gồm 2 mẩu giấy dài luộm thuộm, khác với chiếc vé cứng có băng từ lịch sự như của những hãng hàng không khác. Trên vé, người ta thấy đóng dấu "Cửa Sau - After Door" thay vì "Cửa Sau - Back Door". Đường dẫn từ sảnh chờ ra máy bay và ngược lại phải đi bằng xe buýt chạy vòng vo chứ không bao giờ là đường ống chuyên dụng dẫn trực tiếp ra máy bay.
Bước vào khoang máy bay, một mùi hôi muốn nghẹt thở xông ra từ những chiếc ghế bọc simili. Người ta dùng simili để bọc ghế vì dễ lau chùi bằng hóa chất có javel thay vì phải giặt các vải bọc bằng vải gai. Một số chiếc máy bay được trang bị các loại ghế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Những chiếc ghế này được "tuyển" lại từ những chiếc máy bay cũ kỷ khác. Khi đã yên vị, hành khách không có một mẩu báo nào để đọc, khác với các máy bay Vietnam Airline có 2 cuốn tạp chí sang trọng để sẵn và báo mới nhiều loại được phát khi bước vào cửa máy bay. Những tạp chí và nhật báo này đã được tính vào chi phí nên bạn có thể mang về nhà đọc.
Vào phòng toa lét thì bạn sẽ có kinh nghiệm ngay và không bao giờ muốn vào lần sau. Toa lét vàng ố cũ kỷ, trên vách có những hình vẽ bằng viết bic do những hành khách bình dân vừa "xả bầu tâm sự", vừa trổ tài họa sĩ. Nhìn bàn cầu ta khó dám ngồi lên. Đáy hố xí có nắp đậy hờ, khi dội cầu thì không có lực hút chân không như những máy bay khác mà phải đổ ra một dòng nước sát trùng sền sệt màu xanh dương chảy ra.
Đầu dãy, nơi ngăn cách giữa khoang hành khách và khoang của phi hành đoàn người ta còn thấy dòng chữ tiếng Anh đại ý: "Rèm sẽ được kéo lại khi máy bay cất cánh và hạ cánh" nhưng chỉ thấy mấy cái móc mà không thấy rèm kéo ngang ở đâu.
Vì là những người ít tiền tham gia nên bầu không khí trong khoang hành khách rất khác biệt so với tuýp hành khách của Vietnam Airline. Những người đàn ông mặc áo bộ đội, những cụ già nói giọng Bắc tay xách nách mang, tiếng trẻ con khóc lóc vì ù tai, bà mẹ trẻ vạch vú cho bú dỗ dành, một nhóm vợ chồng tay bồng tay bế ngồi gần nhau oang oang tán chuyện... Tiếng người ta gọi điện thoại oang oang như chỗ không người: "A nô, anh đấy à, vựa mới lên máy bay, vâng, vâng, thế nhé, vâng". Tiếng điện thoại di động kêu réo liên tục khi cất cánh và hạ cánh mặc cho có người nhắc nhở...
Từ trước đến nay Nữ Tiếp Viên Hàng Không Vietnam Airline có tiếng là những cô gái xinh đẹp, cao ráo và Nam Tiếp Viên là những chàng trai thanh lịch, ăn mặc tao nhã, nói năng lịch sự, cử chỉ nhẹ nhàng. Nhưng với hàng không giá rẻ thì không có những thứ đó. Với JetStar Pacific thì nam tiếp viên không hé nổi nụ cười, mặc áo thun đen bó sát người, mới nhìn thì không ai nghĩ đó là tiếp viên hàng không. Tiếp viên nữ thì hầu như "hàng dạt", khoảng U 40. Có nhiều cô gương mặt khó nhìn. Các cô này trông như được tuyển từ các trường dạy đánh võ. Phản cảm nhất là chiếc áo màu cam đồng bóng, biến thể từ chiếc áo dài Việt Nam. Thật sự chẳng thể gọi là áo dài vì 2 tà đến ngang trên gối và 2 ống tay thì dài ngang khuỷu. Trang phục này trông có vẻ như muốn sỉ nhục chiếc áo dài Việt Nam.
JetStar Pacific - hàng không "kiểu Úc". 01082008(002)
Tiếp viên hàng không Jetstar với trang phục phản cảm và gương mặt khó nhìn. Ảnh: Phan Xuân Trung.
Trên các chuyến bay của Việt Nam Airline bạn thường được phục vụ ăn uống tùy hành trình dài hay ngắn. Mỗi người được cấp cho một bộ đồ ăn lịch sự, được chọn thức uống trước và sau khi ăn. Hàng không giá rẻ thì không có màn đó, tuy nhiên nếu cần thì bạn sẽ được phục vụ đồ ăn với "giá trên trời" đúng nghĩa, ví dụ bịch bánh ngọt Kinh Đô đáng giá 1 ngàn đồng sẽ được tính giá 10 ngàn. Chai nước đáng giá 3 ngàn được tính thành 15 ngàn, hộp sữa tươi 4 ngàn được tính giá 10 ngàn... Trên chiếc xe đẩy dạo bán nước uống là chiếc bình thủy lùn cũ kỹ móp méo và cáu bẩn.
Tiếp viên hàng không JetStar Pacific dường như thiếu huấn luyện về sự lễ độ đối với khách hàng, sẵn sàng gây gổ và đưa hành khách vào vòng pháp lý. Trên máy bay thì không cấm chụp hình nhưng các cô vẫn ngăn cản khách chụp hình. Các cô sẵn sàng xúm lại đôi co với khách hàng trong suốt chuyến bay.
Việc tuân thủ quy định an toàn buồng lái cũng bị bỏ qua. Cửa buồng lái để bảng cảnh báo tiếng Anh "Crew only" và tiếng Việt "Chỉ dành cho Phi Hành Đoàn". Trên chuyến bay BL 055 ngày 01/8/2008 chuyến 8 giờ 50 (trễ 30 phút so với dự định là 8 giờ 20) người ta thấy một phụ nữ ăn mặc hở hang, lưng trần đến thắt lưng, tóc xù gây chú ý, không có vẻ gì là người có trách nhiệm trong chuyến bay. Người này bước vào buồng lái từ lúc máy bay cất cánh đến lúc đèn hiệu báo an toàn. Hành khách tự hỏi cô này có vai trò gì trong buồng lái? Liệu rằng việc một phụ nữ hở hang như vậy có làm phân tâm viên phi công? Liệu có tránh được việc táy máy tay chân của người này, ấn 1 nút bấm nào đó, có xảy ra làm rơi máy bay không?
JetStar Pacific - hàng không "kiểu Úc". 01082008
Hành khách ăn mặc hở hang tự bước vào buồng lái trong thời gian cất cánh. Ảnh: Phan Xuân Trung.
Khi hành khách đưa máy ảnh chụp hình nhân vật đặc biệt này thì đã bị tiếp viên hàng không cản trở và khép vào tội "có ý định tấn công buồng lái" và sẵn sàng khép hành khách vào những tội danh hình sự khác.
Việc cho khách hàng ngồi chờ ở sân bay là chuyện cơm bữa. Hầu như lần nào tôi đi cũng mắc phải chuyện dời giờ bay từ 30 phút đến 60 phút, vì nhiều lý do khác nhau. Khách hàng vì công tác gấp mà chọn JetStar Pacific là rước lấy rủi ro.
Giá cả nói là rẻ nhưng thật sự không rẻ. Giá vé công bố trên mạng chưa cộng thêm các thứ linh tinh khác như thuế, phí dịch vụ sân bay... Tổng cộng hết các khoản tiền đó thì mức chênh nhau so với Vietnam Airline khoảng 200 - 300 ngàn đồng cho chuyến Hà Nội _ TPHCM, nhưng dịch vụ thì JetStar Pacific thuộc hàng tệ hại.
Người ta đã mang những thứ rác rưởi đó vào Việt Nam để kinh doanh, để làm hạ thấp một phương tiện chuyên chở hành khách cao cấp là ngành hàng không. Trong kinh doanh người ta có thể tiết giảm nhiều loại chi phí để hạ giá thành, tuy nhiên với cái giá rẻ đó hành khách Việt Nam đã phải nhận lại những dịch vụ quá tồi tàn và phản cảm.
Điều làm người ta ngạc nhiên là JetStar là thương hiệu lớn của Úc mà sao lại có sự tệ hại như vậy? Trên thân máy bay rõ ràng một domain to tướng JetStar.com thì đúng là JetStar của Úc rồi. Tìm hiểu kỹ thì biết Pacific Airline đã mướn tên JetStar của người ta để khoác lên mình của mình khiến cho hành khách tưởng nhầm là hãng máy bay của Úc. Chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu, sự bê bối bên trong vẫn còn nguyên dù hình thức bên ngoài đã thay đổi.
Hãng hàng không JetStar Pacific rõ ràng có phong cách hàng không "kiểu Úc".
Phan Xuân Trung
Nguồn: http://www.ykhoanet.com/jetstart.htm
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết