Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần cuối )

Go down

Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần cuối ) Empty Câu chuyện đạt giải 3 Cụm cảng ( Phần cuối )

Bài gửi  hoanamnb 2/12/2007, 11:02

Tháng 5 năm 1969, Bác sửa chữa lần cuối bản Di chúc nổi tiếng. Bản Di chúc này, Bác bắt đầu viết từ mùa hè năm 1965 mà Bác thường gọi là “Tài liệu tuyệt đối bí mật”. Nó “tuyệt đối bí mật” không phải ở nội dung mà ở chỗ, Bác không muốn cho mọi người biết Bác đang làm cái công việc cuối cùng của một đời người. Bấy giờ Bác đang đọc lại và sửa chữa lần cuối cùng bản Di chúc ấy. Đó là những ngày nắng nóng ở Hà Nội. Khu vườn Chủ tịch phủ đầy bóng cây, nhưng không khí rất oi nóng, ngột ngạt. Bác vẫn duy trì nếp sinh hoạt như mọi ngày. Buổi sáng dậy tập thể dục, tưới cây, ăn sáng và dành phần cho cá ăn. Những bước chân của Bác lên xuống cầu thang đã chậm chạp và khó khăn dần. Tuy vậy, Bác vẫn cố gắng để những người phục vụ, những đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác không nhận thấy điều đó.
Một lần, theo Bác đi dạo trong vườn, thấy trời nắng nóng, đồng chí Mẫn, bác sĩ trong tổ y tế đặc biệt được cử đến chăm sóc sức khoẻ Bác cầm theo một chiếc quạt lông chim quạt cho Bác. Bác tỏ vẻ không hài lòng: “Các chú làm cứ như đi hầu vua!”. Biết Bác không thích người khác quạt cho mình và hơn nữa là cái quạt làm bằng lông chim quý, đồng chí Mẫn đã chặt một tàu lá cọ trong vườn, cắt ra làm quạt đưa cho Bác. Bác rất thích chiếc quạt này, vừa có thể che nắng, vừa có thể quạt mát. Từ đó, quạt lá cọ trở thành loại quạt rất phổ biến trong Phủ Chủ tịch. Để khỏi nhầm lẫn với những chiếc quạt khác. Bác cẩn thận lấy thuốc là châm chữ B vào quạt của mình.
Cũng trong tháng 5 rất đáng ghi nhớ này, các cán bộ cao cấp toàn quân đã đến thăm và mừng thọ nhân dịp Bác 79 tuổi. Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cùng dự trong buổi gặp mặt đầy lưu luyến và xúc động ấy. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng và toàn quân lên chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu, hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ để đón Bác vào thăm miền Nam. Đồng chí Vương Thừa Vũ thay mặt anh em ôm một bó hoa lớn lên mừng thọ Bác. Bác ngồi trên chiếc ghế tựa, cảm động nhận hoa và cảm ơn các chú ở quân đội luôn quan tâm tới sức khoẻ của Bác. Bác bảo các chú đánh thắng giặc là Bác vui, Bác khoẻ ra nhiều… Giọng Bác ấm áp, quen thuộc nhưng nhỏ và thỉnh thoảng Bác đã phải dừng lại nghỉ.
Buổi gặp mặt hôm ấy, các tướng lĩnh ai cũng thầm nghĩ, có lẽ đây là lần cuối cùng họ được gần Bác, được nghe tiếng nói âm vang đầy trìu mến của Người.
Buổi chiều ngày 12 tháng 8, trời mưa dông. Gió giật từng cơn ào ào trên những lùm cây trong vườn. Bác chợt nảy ra ý định lên nhà nghỉ Hồ Tây thăm phái đoàn ta mới ở Hội nghị Pa-ri về đang nghỉ tại đó. Hôm đó xe đưa Bác đến tận nơi để Bác thăm các đồng chí trong phái đoàn.
Ngày hôm sau, Bác húng hắng ho, bác bị nhiễm lạnh, phế quản bị viêm và khi kiểm tra thấy bạch cầu tăng so với ngày hôm trước. Các giáo sư và bác sĩ hội chẩn, quyết định để Bác uống kháng sinh nhưng không đỡ. Ngày 23 phải dùng pê-ni-xi-lin tiêm cho Bác. Khoảng 9 giờ tối hôm ấy, Bác thấy đau trong lồng ngực. Các bác sĩ vội đình chỉ tiêm và làm điện cơ tim ngay, thấy rõ rệt có phản ứng nhồi máu cơ tim thành sau tim. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ lại quyết định tiêm cho Bác.
Đến ngày 28 tháng 8, tim Bác bắt đầu có dấu hiệu loạn nhịp và rối loạn phần truyền nhĩ thất. Trong những ngày đêm căng thẳng ấy, ngày nào các đồng chí trong Bộ Chính trị cũng đến thăm Bác và báo cáo với Bác tình hình chiến trường ở hai miền. Mỗi tin chiến thắng đều làm gương mặt Bác rạng rỡ hẳn lên. Lần nào Bác cũng nói: “Hôm nay Bác khoẻ hơn hôm qua”. Nhưng thực tế thì ngược lại.
Chiều ngày 30 tháng 8, đồng chí Phạm Văn Đồng sang, Bác còn hỏi: “Các chú chuẩn bị lễ kỷ niệm Quốc khánh đến đâu rồi”. Nghe đồng chí Phạm Văn Đồng báo cáo, Bác dặn: “Các chú nhớ phải bắn pháo hoa mừng chiến thắng để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân”. Nhưng Bác đang bệnh, làm sao có thể bắn pháo hoa được.
Ngày 31, Bác thèm ăn một bát cháo. Các đồng chí phục vụ vội nấu cho Bác một tô cháo thật ngon. Thấy Bác ăn hết, ai cũng mừng. Nhưng tối hôm đó, lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Hội trường Ba Đình diễn ra trong không khí đầy lo âu trên nét mặt các đồng chí trong Bộ Chính trị.
Nghe tin bộ đội tên lửa Hà Nội bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ ngày 30 tháng 8, nên hôm đó (ngày 31 tháng Cool, Bác bảo Văn phòng gửi tặng lẵng hoa cho đơn vị vừa lập công. Đó chính là lẵng hoa cuối cùng của Bác mà chiến sĩ tên lửa sư đoàn 361 được đón nhận.
9 giờ 47 phút ngày mồng 2 tháng 9, trái tim Bác ngừng đập. Cho đến những giây phút cuối cùng ấy, đồng bào miền Nam và Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng vẫn mãi mãi còn lại trong trái tim vĩ đại của Người.
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, sự ra đi đột ngột của Bác là một nỗi đau, một tổn thất vô cùng to lớn không gì bù đắp nổi.
Có lẽ trong thời đại chúng ta, sau cái mất của Lê-nin chưa có sự ra đi nào lại gây chấn động lớn đối với loài người tiến bộ như sự ra đi của Bác. Khi đai phát thanh vừa đưa tin, trời đất như ngừng lại trong nỗi đau khôn xiết và cái cảm giác trống vắng như bao phủ lên toàn bộ đất nước.
Năm ấy, trong những ngày để tang Bác, trời đổ mưa tầm tã. Vòm trời Ba Đình như trĩu nặng một nỗi buồn. Thiên nhiên như cũng đau nỗi đau của con người. trên các đường phố ở Thủ đô, trên các làng mạc, những dòng sông và những cánh rừng, người dân để tang Bác thật giản dị và trang nghiêm. Những giọt nước mắt hoà lẫn nước mưa chảy mãi như không bao giờ hết trong niềm tiếc thương vo hạn của con người.
Nhưng có lẽ nỗi đau đến với mỗi người dân, mỗi người lính trên chiến trường miền Nam da diết hơn, day dứt hơn, bởi ai cũng cảm thấy ân hận chưa làm xong sứ mệnh được Đảng giao phó. Đấy là sứ mệnh giải phóng miền Nam, đón Bác vào thăm dải đất luôn luôn nhức nhối trong trái tim của Người.
Cùng với dân tộc Việt Nam, Bác đã trở thành lẽ sống, thành lương tâm của thời đại.
Bác đã ra đi và một cuộc đời mới của Bác lại được bắt đầu, được tái sinh trong lòng mỗi người dân, mỗi người lính.
Cuộc đời của Bác là một cuộc đời ‘Tận trung với nước tận hiếu với dân’. Nghĩ gì làm gì cũng đều vì dân, vì nước cho đến hơi thở cuối cùng. Về việc riêng, tổng kết cuộc đời mình Bác đã viết trong bản di chúc “Suốt đời tôi, hết lòng, hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân. Nay dù có phải rời khỏi thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận. Chỉ tiếc rằng không còn được phục vụ nhiều hơn nữa, lâu hơn nữa”
hoanamnb
hoanamnb
Lớp 3
Lớp 3

Tổng số bài gửi : 15
Registration date : 12/11/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết