Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Người trẻ, phải lo nhiều lắm…

Go down

Người trẻ, phải lo nhiều lắm… Empty Người trẻ, phải lo nhiều lắm…

Bài gửi  Admin 1/12/2007, 09:53

Một bác sĩ tâm lý người nước ngoài đền giảng dạy ở Việt Nam về tư duy tích cực. Các học viên đều thấy lý thú, nhưng lại rất khó áp dụng. Ông lấy thí dụ khi gặp sự buồn phiền, một thanh niên phương Tây có thể lấy tiền tự làm ra để đi du lịch tới các xứ xa xôi. Tiền thì bây giờ những người trẻ Việt Nam cũng có thể có, nhưng rất ít người trong số họ chọn cách đi du lịch một mình, thậm chí họ còn ái ngại cho các bạn Tây ba lô đi dép râu, mặc quần soóc với "gia tài” to xù ở sau lưng đầy đủ đồ sinh hoạt, từ túi ngủ cho tới các ống thuốc xoa da, diệt côn trùng. Với họ, chai nước trắng khổng lồ là không thể thiếu. Không hiểu sao họ có thể uống thứ nước không mùi vị ấy suốt ngày. Ở Việt Nam bây giờ người dân cũng đã quen xài thú nước tinh khiết ấy.
Cuộc sống đã có những thay đổi từ </SPAN>thói quen nhỏ nhất. Cứ thử đến chơi gia </SPAN>đình một vợ chồng trẻ mà xem họ tiếp khách, nhiều nhà không có cả bộ ấm pha trà và tất nhiên là không đãi khách bằng nước trà như cha mẹ họ. Họ lôi ra chai nước lạnh trong tủ hoặc các lon nước ngọt, nước trái cây, uống trong ly thủy tinh lớn. Tết đến, nhà họ chỉ có một chiếc bánh chưng mua ngoài chợ hoặc do cha mẹ cho, </SPAN>ăn mãi không hết. Họ tiếp khách không bằng các món truyền thống "nhà quê" kiểu tôm khô củ kiệu, mà bằng một đĩa nhỏ cắt xúc xích, thịt nguội, vài lát thơm, uống rượu nho, rượu vang hoặc bia.</SPAN>
Chẳng có gì cần phê phán cả, sống sao cho tiện lợi và phù hợp hoàn cảnh là được. Nỗi nhớ nhung "ngày xưa” chỉ có ở người già, còn người trẻ chưa trải qua nhiều, chưa có quá khứ giống người già, trách họ sao được. Vậy tại sao khi học một "cua" tâm lý do người nước ngoài giảng, cảm thấy rất khó thực hành? Thì ra họ không thể bỏ tất cả mà đi tìm lối thoát cho riêng mình theo kiểu vài bạn Tây sang đây một mình sống lâu dài. Rủi mẹ của mình đau ốm? Rủi họ hàng bà con có ai cần giúp đỡ?</SPAN>
Một người trẻ đang bị cho là đã bị phai nhạt lối sống truyền thống nói rằng lớp trẻ vẫn thấy truyền thống đậm đặc từ trong máu. Người trẻ bây giờ phải lo nhiều lắm, nào là lo có học vấn, có sự nghiệp, công việc làm tốt và thăng tiến, nào lo chuyện yêu đương, lo chỗ ở </SPAN>để cưới nhau và khi một đứa con ra đời là "xanh mặt". Nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm, nhà khôngai giúp, phải thuê người nữa thì chi phí cao lắm, phải còng lưng kiếm thêm tiền. Còn cha mẹ, anh em hai bên lỡ khi đau ốm là những người trẻ ít tiền ngồi xếp hàng méo mặt ở các bệnh viện đông như nhà ga, chỉ còn thiếu nước quỳ lạy bác sĩ, nhờ vả. Ở ta đầu đã có một cơ cấu xã hội nền nếp tốt lành để cứ đau yếu là đến được với quy chế chữa trị hiển nhiên. Ở nước ngoài, người trẻ có thể đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão, như ở ta thì bị coi là "bất hiếu”. Thực ra, nếu được tổ chức tốt, trại dưõng lão sẽ giúp người già có được cuộc sống có chất lượng, phù hợp tuổi tác, tránh xa được guồng máy xã hội luôn quay cuồng. Người trẻ Việt Nam ý thức được trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già hai bên. Họ đã bị quấn vào sợi dây của họ hàng, huyết thống, phải lo cho đại gia đình. Họ đâu có dễ vứt đi tất cả để đi du lịch, sang tìm việc ở </SPAN>xứ sở nào đó với mục </SPAN>đích khám phá cuộc sống như một thú vui. Nếu có chàng trai cô gái nào đi xuất khẩu lao động thì họ ra đi cũng chỉ "vì hậu phương lớn", tức là vì hạnh phúc của cả gia đình họ. Những phụ nữ trung niên người miền Trung để chồng con ở </SPAN>nhà, "xông pha" gánh tàu hũ, bánh tráng, đi giúp việc nhà.</SPAN>.. </SPAN>chỉ nhằm chắt bóp gửi tiền về nuôi gia đình còn khốn khó phương xa.</SPAN>
Người trẻ Việt Nam đang thay đổi, nhưng họ không mất đi truyền thống sâu </SPAN>xa, bởi vậy không nên vội lên án họ. Dù sao thì nét văn hóa truyền thống đùm bọc lẫn nhau, thói quen hội tụ gia đình vẫn còn là nét lớn nhất trong lối sống hiện nay.</SPAN>

Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 311
Registration date : 25/10/2007

https://noibai.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết