Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông

2 posters

Go down

Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông Empty Re: Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông

Bài gửi  knguyen1610 9/2/2009, 12:29

An may Thoai....

knguyen1610
Lớp 1
Lớp 1

Tổng số bài gửi : 3
Registration date : 04/09/2008

Về Đầu Trang Go down

Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông Empty Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông

Bài gửi  Admin 23/1/2009, 13:30

Khi chiếc Airbus A320 của hãng Us Airways bị nạn ngay khi vừa cất cánh, viên phi công đã bình tĩnh làm được một việc phi thường đến khó tin là khéo léo hạ máy bay xuống… mặt sông Hudson chảy giữa thành phố New York dày đặc những tòa nhà chọc trời, cứu sống toàn bộ 150 hành khách. Báo chí Mỹ đua nhau nói tới “Phép lạ trên sông Hudson” và ca ngợi viên phi công là một người hùng.
“Phép lạ trên sông Hudson”

Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông Giaicuu

Nơi cất cánh và nơi hạ cánh của chiếc máy bay (đoạn gạch nối là đoạn bay sau khi chiếc máy bay bị nổ cả hai động cơ
Chiếc máy bay nội địa mang số hiệu 1549 của hãng hàng không US Airways vừa mới cất cánh khỏi sân bay La Guardia cùng 150 hành khách và 5 người thuộc phi hành đoàn thì bất ngờ ngặp họa. Một đàn ngỗng trời bay theo hướng ngược chiều đã va phải máy bay, khiến cả hai động cơ ngừng hoạt động. Nhà chức trách cho biết chiếc máy bay đã đâm phải những con ngỗng trời khá lớn khi đang bay ở độ cao 1.000m, cách sân bay La Guardia 7 km. Đó là khoảnh khắc hết sức kinh hoàng với các hành khách.

Jeff Kolodjoy, một trong số những người có mặt trên chuyến bay, kể rằng chỉ ba phút sau khi máy bay cất cánh, toàn bộ hành khách nghe thấy tiếng nổ lớn ở động cơ trái. Cơ trưởng chuyến bay đã thử quay lại sân bay, nhưng không kịp. Ông buộc phải hạ cánh khẩn cấp và đã chọn một quãng sông để đáp máy bay xuống. "Chúng tôi đã la lên ‘Ôi trời, chúng ta sẽ đâm xuống nước mất’” – Kolodjoy kể.“Khi tiếng cơ trưởng vang lên: ‘Bám chắc, chúng ta sắp va chạm’. Tôi chỉ còn nhớ mỗi một tiếng bùm lớn rồi xung quanh máy bay đầy nước”. Lúc máy bay dừng lại trên sông, phụ nữ và trẻ em được ưu tiên ra ngoài trước, kế tới là những người khác. Dự định đi đánh golf cùng bạn bè của Kolodjoy tan thành mây khói, nhưng anh vô cùng vui sướng: “Thật sự mà nói, cơ trưởng đã làm quá tuyệt khi mọi người đều sống sót. Tôi thật may mắn vì còn sống”.
Mặc dù tới 78 người bị thương nhưng hoàn toàn không có ai trong số các hành khách và phi hành đoàn 5 người bị thiệt mạng. Họ nhanh chóng được lực lượng cứu hộ New York đưa lên bờ an toàn. Ngay lập tức, Thống đốc New York David Paterson tuyên bố sự kiện là “một phép lạ trên sông Hudson".
Cơ trưởng chuyến bay, người anh hùng đã cứu hơn trăm mạng người, được xác định là ông Chesley "Sully" Sullenberger sống ở vùng Danville, California.

Anh hùng giữa đời thường

Điều khiến người ta cảm phục Chesley Sullenberger là sự bình tĩnh để xử lý sự cố của ông. “Ông ấy đã hạ cánh máy bay trên sông một cách tài tình và rồi còn ở lại kiểm tra để chắc chắn mọi người đã ra ngoài hết” – Thị trưởng New York Michael Bloomberg bày tỏ sự thán phục. Các nhân chứng cho biết sau khi đưa máy bay đáp xuống sông, Sullenberger tháo dây bảo hiểm và đi dọc từ đầu tới đuôi máy bay để cẩn thận xác định rằng toàn bộ các hành khách đều đã ra ngoài an toàn. Sau khi kiểm tra xong, ông lại quay ngược lại để kiểm tra lần thứ hai. Ông chỉ chịu chui ra ngoài khi chiếc máy bay bắt đầu chìm xuống lòng sông và cũng là người cuối cùng bước lên bờ. "Người phi công đó thật đáng nể” – một cảnh sát viên tham gia cứu hộ nói với tờ New York Daily – “Sau vụ rơi máy bay, ông ấy ngồi bình thản trong bến phà, mũ đội ngay ngắn trên đầu và miệng hớp một ngụm cà phê như chưa có chuyện gì xảy ra”.
Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông Pilot
Người hùng Chesley Sullenberger

Nhưng với những hàng xóm của Sullenberger như John và Jane Garcia, ở Danville, California, câu chuyện về thành tích thần kỳ của ông không khiến họ ngạc nhiên. “Nếu các anh gặp Sully, các anh sẽ hiểu”, John nhận xét. "Tôi chẳng ngạc nhiên đâu” – bà Jane đồng tình – “Ông ấy là một người tuyệt vời”.

Sullenberger là một cựu phi công chiến đấu. Ông đã tốt nghiệp Học viện Không lực Mỹ và từng điều khiển những chiếc chiến đấu cơ F4 cho Không lực Mỹ trong những năm 1970. Sullenberger cũng có bằng thạc sĩ ở đại học Purdue và đại học Bắc Colorado và ông vẫn tham gia thuyết giảng tại Đại học California.

Sau khi xuất ngũ, Sullenberger hoạt động trong một ủy ban điều tra tai nạn hàng không và có tham gia vào vài cuộc điều tra của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia. Ông còn thành lập công ty Safety Reliability Methods để truyền đạt kinh nghiệm giữ gìn an toàn giao thông cho những người khác.

Theo ông Robert Bea ở Trung tâm quản lý thảm họa và rủi ro UC Berkeley, Sullenberger đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về tâm lý học và tìm hiểu cách thức để tổ lái vẫn điều khiển máy bay bình thường trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp. “Khi chiếc máy bay sắp rơi và trên khoang có nhiều hành khách đặt hết niềm tin vào bạn, đó sẽ là một thử thách. Sulley đã trải qua thử thách ấy. Ông đã nghiên cứu nó, luyện tập với nó và ghi nhớ nó tận trong tim” – Bea nhận xét.

Hành động anh hùng của Sullenberger đã nhận được đông đảo sự tán dương của người Mỹ. Vài giờ sau cú hạ cánh có một không hai này, người ta đã thành lập một trang ủng hộ ông mang tiêu đề “Những người hâm mộ Sully Sullenberger” trên mạng xã hội Facebook. "Ôi Chúa ơi, Tôi rất sợ bay, nhưng tôi sẽ vui vẻ làm hành khách trên một trong các máy bay do ông điều khiển" – thành viên Melanie Wills ở vùng Bristol bày tỏ sự ngưỡng mộ - "Ông đã cứu rất nhiều mạng người và thực sự là một anh hùng.

Hiếm người làm được

Gặp người hùng hạ cánh máy bay xuống… mặt sông Giaicuu1
Lực lượng cứu hộ Mỹ đưa hành khách ra khỏi chiếc máy bay đang chìm dần trên sông
Gọi cú hạ cánh của Sullenberger là “phép lạ” không phải quá lời. Trong lịch sử ngành hàng không, chỉ có đúng một trường hợp tất cả đều an toàn khi máy bay hạ cánh xuống nước. Đó là vào năm 1963 ở Liên Xô, khi một chiếc phản lực của hãng hàng không Aeroflot chở theo 52 người bị cạn nhiên liệu và phải đáp xuống một con sông gần St. Petersburg.

Những lần hạ cánh xuống nước khác đều có kết cục bi thảm. Như hồi tháng 5/1970, chuyến bay số 980 của hãng hàng không Overseas National Airlines cất cánh từ New York tới St. Maarten ở vùng Caribbean đã phải hạ cánh xuống nước vì hết nhiên liệu. Trong số 57 hành khách đi trên chuyến bay, chỉ có một nửa sống sót.

Năm 1996, một phi công của hãng hàng không Ethiopian Airlines tìm cách hạ chiếc máy bay Boeing 767 bị đánh cướp xuống quần đảo Comoro, Ấn Độ Dương chỉ có 50/172 hành khách sống sót.

Năm 1999, chuyến bay số 990 của hãng hàng không EgyptAir đã hạ xuống Đại Tây Dương không thành, khiến 217 người thiệt mạng. Sau một cuộc điều tra dài hơi, người ta mới phát hiện nguyên nhân dẫn tới thảm họa là do lỗi của tổ lái.
Gia Bảo-TT-VH

Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 311
Registration date : 25/10/2007

https://noibai.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết