Noibai Online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cần đa dạng hóa sở hữu sân bay

Go down

Cần đa dạng hóa sở hữu sân bay Empty Cần đa dạng hóa sở hữu sân bay

Bài gửi  highflyer 13/1/2008, 17:25

Thật ngạc nhiên khi có người đặt vấn đề xây dựng một sân bay mới ở Hải Dương trong khi quỹ đất của sân bay Nội Bài có thể cho phép mở rộng sân bay tới trên dưới 70 triệu hành khách với 3 đường băng nếu cần thiết. Cần lưu ý rằng yếu tố hạn chế năng lực thông qua của sân bay không phải là đường băng, mà là nhà ga và sân đỗ.

Sân bay Kai Tak đã phục vụ Hồng Công từ năm 1925 đến năm 1998 với một đường băng. Khi Hồng Công đóng cửa sân bay Kai Tak vào năm 1998 để chuyển sang sân bay mới thì nó đã đạt mức 30 triệu hành khách/năm, cao gấp đôi Tân Sơn Nhất với 2 đường băng.

Nói cách khác, nếu được phát triển đồng bộ, Tân Sơn Nhất có thể tăng năng lực thông qua lên tới 50 triệu hành khách so với mức 18 triệu hành khách hiện nay.

Sân bay quốc tế duy nhất của Tokyo là Narita chỉ có một đường băng đến tận năm 2002, nhưng đủ để phục vụ một thành phố 12 triệu dân. Hà Nội cần có 2 sân bay quốc tế ở Nội Bài và Hải Dương để làm gì? Không thể hình dung nổi nếu có 3 sân bay lớn cách nhau chỉ 50 km (Nội Bài, Hải Dương, Cát Bi). Không quốc gia nào làm như vậy.

Vấn đề của Tân Sơn Nhất và Nội Bài không phải là ở chỗ chúng không có quỹ đất để phát triển để phải xây dựng sân bay mới, mà ở chỗ chúng ta chưa phát triển hạ tầng sân bay một cách đồng bộ. Khi chúng ta có đủ sân đậu thì lại thiếu diện tích nhà ga, khi xây thêm nhà ga có đủ diện tích thì lại thiếu sân đậu.

Hay như ở Tân Sơn Nhất, khi thiếu đất làm sân đậu thì lại dành đất làm sân golf. Chắc chắn là sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được khai thác kể cả khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác. Vậy tại sao lại không phát triển Tân Sơn Nhất lên tối thiểu 30 triệu hành khách/năm, thậm chí 50 triệu hành khách/năm bằng quỹ đất đang dự kiến làm sân golf?

Cần đa dạng hóa sở hữu sân bay

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sân bay là doanh nghiệp, có thể thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân. Là doanh nghiệp, sân bay có quyền tự chủ kinh doanh, tích cực tổ chức tiếp thị, quảng cáo dịch vụ, có chính sách khuyến mại về giá, phí để thu hút các hãng hàng không bay đến thật nhiều.

Còn ở nước ta, cho đến nay 100% sân bay được đầu tư từ ngân sách, giá, phí do Nhà nước quy định, tiếp thị, khuyến mại là chuyện không bao giờ có. Hãng hàng không Jetstar của Úc tổ chức đấu thầu chọn một sân bay làm “hub” (sân bay trung chuyển) cho các chuyến bay giữa Úc và châu Âu.

Bốn sân bay Băng Cốc, Singapore, Kuala Lumpur, Hồng Công cạnh tranh quyết liệt để lôi kéo Jetstar. Sân bay Việt Nam cũng được mời nhưng quyết định đứng ngoài cuộc vì không được quyết định hầu hết các khoản giá, phí sân bay.

Luật Hàng không 2006 cho phép đa dạng hóa sở hữu sân bay, kể cả sở hữu tư nhân. Tới đây, các tổng công ty khai thác cảng sẽ ra đời thay thế cho mô hình cụm cảng hiện nay. Đây là một bước tiến quan trọng để phát triển hạ tầng sân bay.

Tuy nhiên, Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa trong việc thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư vào sân bay để việc kinh doanh sân bay ngày càng trở nên năng động và chú trọng hiệu quả đầu tư.

Hãng hàng không tư nhân Bangkok Airways ở Thái Lan là chủ của 3 sân bay Koh Samui, Trat và Sukho Thai, Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm đó. Nếu một nhà đầu tư tư nhân xây hẳn một sân bay và thu hút các hãng hàng không trong và ngoài nước bay đến thì đó cũng là điều bình thường và tốt cho nền kinh tế.

Người viết bài này không có ý định đề xuất những giải pháp cụ thể, mà chỉ muốn nói ra đôi điều suy nghĩ để khêu gợi những ý tưởng, nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề hạ tầng sân bay Việt Nam trong những năm tới đây.
Lương Hoài Nam
(Tổng Giám đốcPaific Airlines)
highflyer
highflyer
Sinh viên năm 3

Tổng số bài gửi : 178
Registration date : 28/10/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết